Fintech là gì? Xu hướng phát triển trong tương lai

fintech là gì
Các hệ thống thanh toán như Momo, Zalo Pay, hay hệ thống thanh toán quốc tế Paypal, Square được sử dụng phổ biến trong giao dịch thanh toán điện tử, và chúng đều là những ứng dụng công nghệ Fintech. Vậy Fintech là gì? Tại sao bạn nên hiểu về Fintech để nắm rõ xu hướng phát triển của xã hội.

Nội dung bài viết

sàn Mitrade
Advertisement

Fintech là gì? Khái niệm về Fintech

Fintech hay còn gọi là Financial Technology, sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ Nói một cách tổng quát, Fintech liên quan đến việc áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến khác nhau để hỗ trợ sự phát triển ngành tài chính. Đây là một thuật ngữ khá mới và được áp dụng hầu hết mọi lĩnh vực ngành nghề hiện nay như giáo dục, đầu tư cổ phiếu chứng khoán, tài chính ngân hàng…Fintech bao gồm cả đổi mới kỹ thuật số và đổi mới mô hình kinh doanh hỗ trợ công nghệ trong lĩnh vực tài chính. Những đổi mới như vậy có thể phá vỡ cấu trúc ngành hiện có, làm mờ đi ranh giới ngành và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân chia chiến lược của công ty. Fintech giúp dân chủ hóa quyền truy cập các dịch vụ tài chính cũng như giúp các hoạt động kinh doanh trở nên hiệu quả hơn, an toàn hơn.

Fintech được biết đến với các tính năng công nghệ mới dựa trên ứng dụng và thuật toán sử dụng trên máy tính, điện thoại. Thuật ngữ Fintech là từ viết tắt của “financial” và “technology” ra đời vào đầu những năm của thế kỷ 21, khi các kỹ thuật công nghệ tiên tiến được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính.

Hiểu về khái niệm Fintech

Điểm chính: 

  • Fintech là sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ, tối ưu hoá dịch vụ tài chính, nâng cao hiệu quả và tiện ích trong các hoạt động tài chính giữa tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
  • Mục tiêu ban đầu của Fintech là nhằm hỗ trợ các hoạt động quản lý tài chính kinh doanh của doanh nghiệp, giúp gia tăng thu nhập và giảm thiểu chi phí.
  • Fintech là giải pháp hiệu quả cho nhiều vấn đề của hệ thống tài chính truyền thống, nhưng Fintech đồng thời cũng tạo ra một số vấn đề đáng lo ngại khác.
fintech là gì

Fintech có thể được áp dụng trong mọi hoạt động liên quan đến giao dịch thanh toán, sự ra đời của tiền ảo hay hệ thống ghi sổ kép (double-entry bookkeeping) được áp dụng trong kế toán là một ví dụ điển hình. 

Việc ra quyết định thông minh, tiếp thị, kiểm soát rủi ro, hoạt động và dịch vụ khách hàng được hỗ trợ bởi fintech có thể tối ưu hóa quy trình tín dụng của tổ chức và mô hình đánh giá khách hàng cho phép cho vay tiền nhanh chóng, giảm chi phí tài chính tổng thể của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả kinh tế của các dịch vụ tài chính. 

Ngày nay, do công nghệ phát triển vượt bậc, ứng dụng của Fintech không chỉ dừng lại ở việc tối ưu hoá tiện ích trong giao dịch thanh toán mà còn được ứng dụng phổ biến trong quản lý tài chính, tín dụng điện tử (cho vay trực tuyến), gọi vốn v.v.

Xu hướng phát triển công nghệ tài chính sẽ thay đổi cuộc sống bạn

🔸Xu hướng 1. Tài chính ngân hàng chuyển đổi số | Thiết bị di động

Ngân hàng số thông minh (Digital Bank) đang là xu hướng phát triển hiện nay và ngày càng phổ biến, chỉ với một ứng dụng trên điện thoại thông minh người dùng có thể sử dụng hầu hết các loại dịch vụ (Thanh toán, chuyển khoản p2p, gửi tiết kiệm, cho vay, hay thậm chí mua bảo hiểm .v.v) mà không cần đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng.

Trên thế giới, hiện có một số thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực Fintech như Revolut, HelloBank và Moven. Số người dùng và doanh thu của những công ty này tăng đáng kể trong thời kỳ dịch Covid. Theo báo cáo của Global Market Insight cho biết lượng truy cập vào các ngân hàng truyền thống dự kiến giảm 36% từ năm 2017 đến năm 2026.

🔸Xu hướng 2. Công nghệ Blockchain

Mặc dù có khá nhiều ý kiến trái chiều về tiền điện tử nhưng có một điều mà chúng ta không thể phù nhận là Blockchain đã thay đổi công nghệ thanh toán hàng thập kỷ, nhờ có Blockchain hệ thống thanh toán chuyển khoản chở nên hiệu quả và minh bạch.

Lợi ích mà Blockchain đem lại cho Fintech

  • Minh bạch trong giao dịch, giảm thiểu gian lận
  • Tự động hóa quy trình giao dịch
  • Xác minh khách hàng
  • Thanh toán thông minh
  • Nâng cao tính an toàn trong giao dịch

🔸Xu hướng 3. Artificial intelligence – Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh và chăm sóc khách hàng

Một xu hướng khác chúng ta có thể thấy đang rất phát triển từ cuối năm 2020 là công nghệ trí tuệ nhân tạo hay AI. Công nghệ AI được áp dụng rộng rãi với mục đích làm tự động hóa quy trình hoạt động kinh doanh cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng.

  • Xác minh danh tính KYC
  • Phát hiện gian lận, giấy tờ giả…
  • Tự động xử lý hoạt động kinh doanh hiệu quả (vay trực tuyến…), đồng thời tuân thủ các quy định

🔸Xu hướng 4. API được áp dụng rộng rãi hơn

API (giao diện lập trình ứng dụng) đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các ứng dụng hay triển khai các tính năng mới trên nền tảng có sẵn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.

Một ví dụ điển hình nhất là dự án ngân hàng mở openbankproject.com

🔸Xu hướng 5: Cải cách trong giao dịch thanh toán

Khái niệm giao dịch không tiếp xúc (Contactless payment) hay không tiền mặt là xu hướng khá phổ biến trong vài năm gần đây, đặc biệt sau đại dịch covid bùng phát, xã hội ngày càng coi trọng việc sử dụng thanh toán không tiền mặt.

Công nghệ Fintech bao gồm

Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân tạo)và Machine Learning (Học máy)

Trí tuệ nhân tạo và Học máy là hai ứng dụng phổ biến dựa trên Fintech, đóng vai trò quan trọng cho phát triển của ngành tài chính, cụ thể như tính điểm tín dụng, phát hiện gian lận, tuân thủ quy định tài chính và quản lý tài sản.

Ứng dụng của Fintech

Fintech được ứng dụng phổ biến trên nhiều lĩnh vực, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, và doanh nghiệp với khách hàng

  • Cho vay tín dụng trực tuyến
  • Ngân hàng Trực tuyến
  • Trí tuệ nhân tạo (AI)
  • Tạp chí đám mây Pre-proof
  • Điện toán lượng tử.
  • Thanh toán di động 
  • Tiền điện tử, chuỗi khối Blockchain
  • Bảo hiểm
  • Hoạt động thương mại
  • Ứng dụng tư vấn Robot, giao dịch chứng khoán cổ phiếu
  • Công nghệ số phân tán trên nền tảng Blockchain

Gọi vốn cộng đồng

Đối với doanh nghiệp hay những nhà khởi nghiệp thì khó khăn lớn nhất là huy động vốn, và để cho một ý tưởng khởi nghiệp thành công thì phải phải gọi vốn thành công. Giải pháp gọi vốn cộng đồng là giải pháp hiệu quả cao, và là một ứng dụng điển hình của Fintech.

Fintech được ứng dụng khá phổ biến trong lĩnh vực khởi nghiệp.

Hiện nay, có không ít nền tảng gọi vốn cộng đồng có quy mô lớn và được phát triển rộng trên toàn cầu 

  • Kickstarter (Dành cho mọi ý tưởng)
  • Patreon (Dành cho ý tưởng liên quan đến sản xuất)
  • GoFundme (Gọi vốn cá nhân)
  • Causes (Ý tưởng liên quan đến tổ chức phi lợi nhuận)
  • Indiegogo (Dành cho mọi ý tưởng)
  • CircleUp (Dành cho gọi vốn đầu tư tài chính)
  • LendingClub (Nợ doanh nghiệp)

👉🏻 Xem thêm: Top 10 trang gọi vốn cộng đồng hiệu quả nhất 2021

Nền tảng huy động vốn cộng đồng cho phép cá nhân hoặc doanh nghiệp huy động vốn từ cộng đồng, người dùng trên nền tảng có thể từ khắp nơi trên thế giới 

người dùng gửi hoặc nhận tiền từ người khác. 

Thay vì phải thông qua bên thứ ba như phương thức gọi vốn truyền thống, thì người dùng trực tiếp tìm tới nhà đầu tư, mọi việc bạn cần làm là chuẩn bị thông tin về dự án, những việc còn lại sẽ được nền tảng tự động xử lý.

Tiền điện tử, khối liên kết Blockchain

Tiền điện tử và khối Blockchain là 2 ví dụ tiêu biểu khi nói tới Fintech

Người sở hữu tiền điện tử có thể thực hiện giao dịch mua bán tiền điện tử trên các sàn giao dịch quốc tế như Coinbase hay Gemini, các sàn này kết nối người dùng… điểm chính là những giao dịch đều được công khai trên hệ thống, tuy nhiên thông tin của người chuyển hay người nhận lại được bảo mật, và một khi giao dịch được thiết lập thì không có cách nào để thay đổi.

Ngoài tiền điện tử, Blockchain còn được sử dụng rộng rãi để xác nhận dữ liệu, xử lý dữ liệu, phòng chống gian lận, và đảm bảo thông tin chính xác. 

Mặc dù, công nghệ Blockchain và tiền điện tử gây nên nhiều tranh cãi trong những năm gần đây, những hiệu quả giá trị của chúng đem lại là điều không thể phủ nhận, tỷ giá của tiền điện tử tăng vọt gấp mấy lần trong những tháng gần đây là một minh chứng rõ ràng. 

Lĩnh vực thanh toán

Theo thống kê dữ liệu của Statista, giá trị kinh tế của thị trường thanh toán di động ước tính lên đến 1 nghìn tỷ USD trong năm 2020. Hầu hết mọi điện thoại Smartphone hiện nay đều tích hợp chức năng thanh toán, người tiêu dùng chỉ cần cầm trong tay chiếc điện thoại, mọi giao dịch thanh toán đều được xử lý trong phút chốc, nhanh và tiện lợi.

Các ứng dụng ví điện tử quốc tế như Paypal (PYPL ), Venmo , hay ứng dụng tại Việt Nam như ví điện tử Momo, ví điện tử Zalo…

Lĩnh vực bảo hiểm

Bảo hiểm là một lĩnh vực được biết tới với những trải nghiệm không mấy thân thiện mà từ trước đến nay luôn được đề cập tới.

  • Vấn đề hưởng lợi hoa hồng theo mô hình đa cấp, mà không vì quyền của khách hàng
  • Thủ tục rườm rà, thời gian đăng ký và xét duyệt lâu 
  • Quy trình và giấy tờ không rõ ràng, cơ hội bị từ chối đền bù cao

Khi áp dụng những tính năng mới của Fintech vào ngành bảo hiểm thì mọi vấn đề được giải quyết cộng thêm 

  • Làm cho khách hàng dễ tiếp cận và hiểu rõ hơn về bảo hiểm
  • Giảm chi phí cho cả hai bên, công ty bảo hiểm và khách hàng
  • Tối ưu hoá vai trò của bảo hiểm và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng

RegTech – Quy trình pháp lý

Regtech là việc quản lý quy trình pháp lý trong ngành tài chính ngân hàng thông qua ứng dụng của công nghệ. Các tính năng của Regtech bao gồm: giám sát quy trình, báo cáo thống kê, đảm bảo tuân thủ theo định 

Công đám mây thông qua phần mềm như SaaS để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuân thủ theo các quy định, giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn với mức phí rẻ hơn.

Tầm quan trọng của ngành công nghiệp Fintech

Lợi ích từ công nghệ Fintech

  • Thay đổi/ tìm đến những kênh phân phối sản phẩm mới và hiệu quả
  • Rút ngắn quá trình tìm kiếm khách hàng. Sản phẩm có thể dễ dàng đến tay người dùng
  • Phân tích, nắm rõ hành vi của khách hàng
  • Tối thiểu hóa chi phí ban đầu cho tổ chức
  • Tối thiểu hóa rủi ro 
  • Tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm

Phổ biến về tài chính, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế

Fintech có thể được áp dụng trên mọi lĩnh vực, và ở bất cứ đâu. Nó có thể tiếp cận và kết nối từ mọi từ mọi nơi trên thế giới. Thông qua các dịch tài chính trên di động, các công ty Fintech giúp hàng nghìn khách hàng thoát khỏi đói khó khăn trong kinh tế và tạo ra một nền tảng hiệu quả để phát triển kinh tế lâu dài.

Tiết kiệm chi phí, nâng cao tiện ích và hiệu quả

Fintech là một lựa chọn hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và khách hàng. Các công ty sử dụng công nghệ Fintech thường cung cấp dịch vụ với mức giá thấp nhưng hiệu quả hơn công ty truyền thống. 

Với công nghệ tiên tiến hỗ trợ tự động hoá các khâu xác thực, thanh toán giao dịch chuyển tiền. Điều này trực tiếp tạo ra các mô hình kinh doanh hấp dẫn hơn cho khách hàng, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh toàn diện. 

Fintech cung cấp an toàn, bảo mật

Từ khi Fintech được phổ trên nhiều lĩnh vực, có một số ý kiến cho rằng công nghệ Fintech không an toàn, không đáng tin cậy. Điều này hoàn toàn không đúng. Trên thực tế, ngân hàng hay tổ chức tài chính truyền thống thường gặp nhiều vấn đề về bảo mật, và kém hiệu quả.

Các công ty sử dụng công nghệ Fintech có thể đảm bảo được tính bảo mật thông tin của khách hàng ở mức độ cao nhất, tăng cường khả năng kiểm soát rủi ro. Fintech cũng phản ứng linh hoạt hơn với các cú sốc về nhu cầu và có xu hướng tái cấp vốn cao hơn, đặc biệt là đối với những người đi vay có khả năng được hưởng lợi từ nó. 

Bằng cách này, các tổ chức fintech đã cải thiện hiệu quả của trung gian tài chính trong thị trường thế chấp. Sức mạnh dự đoán của dữ liệu do fintech thu thập, dựa trên dấu chân kỹ thuật số của người tiêu dùng, bằng hoặc cao hơn điểm số của phòng tín dụng truyền thống khi dự đoán khả năng vỡ nợ của người tiêu dùng.

Các công ty sử dụng công nghệ Fintech có thể đảm bảo được tính bảo mật thông tin của khách hàng ở mức độ cao nhất. 

Các doanh nghiệp nhỏ có nhiều cơ hội hơn

Các doanh nghiệp lớn thường chiếm thế thượng phong khi nhờ vào uy tín để thu hút khách hàng. Nhưng trong thời đại Fintech thì điều này không còn xảy ra nữa, điều này còn tùy thuộc vào khả năng vận dụng và thích nghi với công nghệ mới. Bởi mỗi doanh nghiệp có quy mô và loại hình khác nhau sẽ được hưởng đặc quyền khác nhau từ fintech. Nhờ fintech mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ giảm thiểu khoảng cách với các doanh nghiệp lớn, nhanh chóng đưa sản phẩm công ty mình đến với khách hàng.

Fintech nâng cao hiệu quả quản lý tài chính

Quản lý tài chính cá nhân hay đầu tư thì việc áp dụng Fintech là điều cần thiết. Fintech làm đơn giản hoá mọi thứ, và bạn chỉ cần chú tâm đến mục tiêu tài chính và quản lý quản tiền của mình.

Tạm kết

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào về khái niệm Fintech cũng như độ phủ sóng của Fintech trong thời đại công nghệ số hiện nay. Với những ưu điểm vượt trội mà Fintech mang lại, chắc hẳn các công ty đang không ngừng vận dụng linh hoạt công nghệ tài chính để rút ngắn hơn khoảng cách với khách hàng. Hi vọng qua bài viết này của Tuduyinvest.com các nhà quản trị sẽ có những cái nhìn tích cực hơn về Fintech, lấy fintech là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!

Loading

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

1 thought on “Fintech là gì? Xu hướng phát triển trong tương lai”

Leave a Comment

On Key

Chủ đề liên quan

tỷ giá tiền ảo

Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá tiền ảo

Sự ra đời của tiền ảo là yếu tố quan trọng trong công cuộc cách mạng tài chính 4.0, cung cấp cho người dùng những tính năng tối ưu đảm bảo tính bảo mật trong giao dịch trên khắp thế giới. Mặc dù có nhiều scandal ảnh hưởng tới lòng tin người dùng tới tiền

Bitcoin Vault là gì? Giao dịch Bitcoin hay Bitcoin Vault? Sự thật về Bitcoin

Bitcoin – Loại tiền điện tử đầu tiên được tạo ra với sứ mệnh lưu trữ giá trị và nâng cao hiệu quả trong giao dịch. Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường giao dịch thanh toán bảo mật thay đổi trong những năm gần đây, phần lớn xu hướng phát triển công nghệ của Bitcoin đều tập trung vào tính bảo mật, tốc độ giao dịch cũng như chi phí giao dịch, v.v.

danh sách sàn giao dịch vàng uy tín

【Cập nhật】Danh sách sàn giao dịch Vàng quy mô lớn và uy tín nhất 2022

Thị trường giao dịch Vàng luôn là thị trường sôi nổi từ xưa đến nay, vì tính chất lưu trữ giá trị không thể thay thế của nó. Vàng luôn được các nhà đầu tư trên khắp thế lựa chọn để giao dịch và đầu tư dài hạn. Nhưng độ biến động trên thị trường này cũng không kém nếu so sánh với thị trường tiền điện tử hay ngoại hối Forex. Nếu bạn là chuyên gia giao dịch Vàng hay là người đang tìm hiểu về giao dịch Vàng thì điều quan trọng là cần lựa chọn một sàn giao dịch Vàng uy tín để giao dịch, một điều không hề dễ đối với Trader, đặc biệt là những Trader mới vào nghề. Hiểu được điều này, Tuduyinvest.com xin giới thiệu Danh sách sàn giao dịch Vàng quy mô lớn và uy tín năm 2021

Protected by Copyscape DMCA.com Protection Status
error: