Tài sản ngắn hạn là gì? So sánh tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

tài sản ngắn hạn là gì và hoạt động như thế nào?
Tải sản là nguồn lực được doanh nghiệp kiểm soát và dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp dù là lớn hay nhỏ, không thể tồn tại và phát triển nếu không có tài sản - đặc biệt là tài sản ngắn hạn. Vậy tài sản ngắn hạn là gì? Vai trò của tài sản ngắn hạn đối với doanh nghiệp như thế nào? Và phân biệt tài sản ngắn hạn với tài sản dài hạn dựa trên những khía cạnh nào?

Nội dung bài viết

sàn Mitrade
Advertisement

1. Tài sản ngắn hạn là gì?

Tài sản ngắn hạn (hay còn được gọi là tài sản lưu động) là tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Đây là những loại tài sản có thời gian sử dụng hoặc thu hồi trong vòng 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh. Trong một vài trường hợp đặc biệt, chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp có thể dài hơn 1 năm, ví dụ ngành xẻ gỗ v.v.

Đặc điểm của tài sản ngắn hạn là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất với khả năng chuyển đổi thành tiền mặt rất nhanh chóng và dễ dàng. Chính vì đặc điểm này nên tài sản ngắn hạn được sử dụng rất thường xuyên để hỗ trợ cho các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Điểm chính:

  • Ba loại tài sản ngắn hạn: 1. Tiền và các khoản tương đương, 2. Hàng tồn kho, 3. Khoản nợ (khoản phải thu)
  • Tài sản ngắn hạn là loại tài sản có tính thanh khoản cao của doanh nghiệp
  • Tài sản ngắn hạn giảm cho thấy doanh nghiệp đầu tư chi tiêu lớn cho các hoạt động kinh doanh sản xuất và ngược lại
  • Mục tiêu quản lý tài sản ngắn hạn là đem lại lợi ích lớn và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp

Tài sản ngắn hạn tiếng anh là gì?

Thuật ngữ Tài sản ngắn hạn trong tiếng anh là Short-term assets

Quản lý tài sản ngắn hạn trong tiếng anh : Managing short-term assets

3 loại tài sản ngắn hạn

Có nhiều cách phân loại tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bởi chúng tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau. Mỗi cách phân loại chỉ mang tính chất tương đối và thường đan xen nhau. Nhưng nhìn chung, tài sản ngắn hạn gồm 3 loại chính là tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho và phải thu ngắn hạn.

Tiền và các tài sản tương đương

Khoản mục này bao gồm:

  • Tiền mặt tại quỹ.
  • Vàng, bạc, kim khí, đá quý và tiền đang chuyển. 
  • Tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn.
  • Ngoài ra, các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi (đáo hạn) không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi thành tiền dễ dàng (như kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc) được xem xét tương đương với tiền.

Trong các loại tài sản tại doanh nghiệp, tiền có tính thanh khoản cao nhất, là phương tiện thanh toán, đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp.

Hàng tồn kho

Mặc dù tên gọi là “hàng tồn kho” song khoản mục này bao gồm toàn bộ giá trị của các loại hiện vật dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm:

  • Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ.
  • Hàng mua đi đường.
  • Thành phẩm, hàng hoá, hàng gửi đi bán.
  • Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
  • Hàng hoá kho bảo thuế (hàng hoá được lưu giữ trong kho chưa phải tính và nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế liên quan, thường áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

Khoản phải thu

Khoản mục nay ghi nhận số tiền còn phải thu của khách hàng và các đối tượng khác có liên quan hoặc tiền ứng trước cho người bán nhưng chưa nhận sản phẩm. Khi khoản phải thu được thu hồi, ngân quỹ của doanh nghiệp được bổ sung.

Như vậy, hình thái tồn tại của hai khoản mục tiền và phải thu có thể chuyển hóa trực tiếp cho nhau nên hoạt động quản lý khoản phải thu và quản lý tiền có mối liên hệ mật thiết, đòi hỏi sự chú trọng đúng mức để đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

2. So sánh tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

Chỉ tiêu Tải sản ngắn hạn Tài sản dài hạn
Định nghĩa Là tài sản có thời gian sử dụng hoặc thu hồi trong vòng 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh Là tài sản thuộc quyền quản lý và sở hữu của doanh nghiệp, được sử dụng trong thời gian dài. Tức là hơn một năm trong hoạt động kinh doanh để tạo ra doanh thu/ thu nhập.
Phân loại – Tiền và các khoản tương đương tiền. – Hàng tồn kho. – Phải thu ngắn hạn. – Tài sản cố định. – Bất động sản đầu tư. – Các khoản phải thu dài hạn. – Đầu tư tài chính dài hạn. – Tài sản dài hạn khác: Chi phí trả trước dài hạn, Tài sản thuế thu nhập hoãn lại,..
Vai trò Tài trợ cho các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tài trợ cho các hoạt động mang tính chiến lược, dài hạn.
Tính thanh khoản Cao vì dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Thấp do phải tốn thêm nhiều chi phí về mặt thời gian và tài chính để chuyển về tiền mặt.
Chi phí khấu hao Không được tính khấu hao trên tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Khấu hao được tính trên nguyên giá của tài sản dài hạn. Đây được coi là một khoản chi phí trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của nó.
Lãi/ lỗ khi thanh lý Thu nhập/ phát sinh tương ứng gọi là lãi/lỗ vốn ngắn hạn. Thu nhập/ phát sinh tương ứng gọi là lãi/lỗ vốn dài hạn.

Ví dụ về tài sản ngắn hạn

Ông Alex bắt đầu kinh doanh buôn bán đồng hồ bằng cách huy động 100.000 USD từ ngân hàng Vietcombank chi nhánh Đống Đa. Ông mua một tòa nhà với trị giá 12.600 USD và nội thất hết 5.000 USD. Hàng tồn kho trị giá 3.000 USD đã được anh ta mua. Cũng trong năm kế toán, anh ta đã bán hàng tồn kho với giá 500 USD tiền mặt và 700 USD cho tín dụng. Cuối kỳ, kế toán tính toán và kê khai tài sản ngắn hạn như sau:

– Tòa nhà và nội thất là tài sản dài hạn nên không được sử dụng trong tính toán tài sản lưu động.

– Tính toán tài sản ngắn hạn

  • Tiền mặt thu từ bán hàng tồn kho: 500 USD
  • Phải thu khách hàng: 700 USD
  • Số dư hàng tồn kho: 3000 – 500 – 700 = 1.800 USD
  • Số tiền vay ngân hàng chưa sử dụng đến: 

100.000 – 12.600 – 5.000 – 3.000 = 79.400 USD

  • Tổng tài sản ngắn hạn = 500 + 700 + 1.800 + 79.400 = 82.400 USD

3. Vai trò tài sản ngắn hạn trong kinh doanh

Tài sản ngắn hạn là tài sản có tính thanh khoản cao nhất của doanh nghiệp. Chính vì thế, tài sản ngắn hạn là nhân tố thiết yếu nhất cho hoạt động kinh doanh vì chúng sẵn có để đáp ứng các nhu cầu ngắn hạn của doanh nghiệp như bảo trì, vận hành máy móc, thiết bị, mua sắm nguyên vật liệu đầu vào,..

Tài sản ngắn hạn còn là chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản của doanh nghiệp. Nếu tài sản lưu động của công ty càng nhiều chứng tỏ khả năng thanh khoản của doanh nghiệp càng cao. 

Chi phí tài trợ cho tài trợ cho tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thấp hơn nhiều so với tài sản dài hạn. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động để mua tài sản ngắn hạn cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Ngoài ra, số lượng tài sản lưu động được sử dụng để tính toán phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như: Hệ số thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán tức thời, hệ số khả năng thanh toán hiện thời,..

Tuy nhiên, trong kinh doanh chủ đầu tư cần lưu ý một điểm sau: Đôi khi phần lớn tài sản lưu động trong doanh nghiệp cho thấy tình hình tài chính của công ty không tốt. Nếu tài sản lưu động quá nhiều cũng phản ánh rằng tài sản ngắn hạn đang bị ứ đọng, không thể chuyển hóa thành tiền. Điều đó có thể dẫn đến mất thị phần và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

4. Tài sản ngắn hạn tăng/giảm nói lên điều gì?

Tài sản ngắn hạn được sử dụng với mục đích chi trả cho các hoạt động hàng ngày và phát sinh trong ngắn hạn. Chính vì thế, sự biến động của tài sản này là vấn đề mà các nhà quản lý cũng như giới đầu tư quan tâm hàng đầu. Sự biến động của tài sản này được giải thích như sau:

– Nếu các khoản tiền và tương đương tiền trên bảng cân đối kế toán có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ tính đến thời điểm cuối kỳ, doanh nghiệp đã dùng quá nhiều tiền để mua nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. 

Bên cạnh đó, có thể nguyên nhân là do doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn do đa phần nợ chưa được thu hồi. Điều này gây nên mối e ngại hàng đầu về tính thanh khoản bởi doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc chi trả các khoản mục cần thiết trong ngắn hạn. Và ngược lại, nếu doanh nghiệp hiện đang có nhiều tiền mặt thì sẽ giảm bớt được nỗi lo trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

– Nếu hàng tồn kho đang ở trạng thái tăng so với cùng kỳ năm trước thì chứng tỏ doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn. Doanh nghiệp đang cần gia tăng tốc độ luân chuyển hàng cũng như giảm bớt lượng tích trữ hàng hóa cho kỳ tới. 

– Khi khoản mục phải thu khách hàng tăng cao thì doanh nghiệp đang tiếp tục rơi vào tình trạng bị chiếm dụng vốn. Nguyên nhân sâu xa có thể do doanh nghiệp đang bị giảm sút chất lượng trong việc đòi nợ cũng như chính sách bán chịu đang được nới lỏng khó kiểm soát. 

5. Mục tiêu quản lý tài sản ngắn hạn

Quản lý tài sản ngắn hạn tại doanh nghiệp là công việc quan trọng, cần thực hiện nghiêm túc nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Quá trình này bao gồm một loạt các quyết định từ khi có ý tưởng hình thành tài sản cho tới lúc loại bỏ và thay thế bằng một tài sản khác, thay vì chỉ tập trung vận hành, nâng cao hiệu quả sử dụng như một số quan niệm cũ.

Mục tiêu cuối cùng của quản lý tài sản là đem lại lợi ích lớn hơn cho chủ sở hữu hay tối đa hóa giá trị tài sản doanh nghiệp. Song để đạt được mong muốn đó, nhà quản lý phải xác định mục tiêu cụ thể cho từng loại tài sản riêng biệt. 

Trong đó, quản lý tiền và phải thu cần đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp song vẫn đảm bảo khả năng sinh lời cao nhất. Hàng tồn kho được quản lý để cung cấp vật tư, nguyên nhiên liệu, hàng hóa… theo đúng nhu cầu xây lắp, hợp đồng kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời duy trì tỷ lệ hao hụt và các chi phí có liên quan ở mức tối thiểu.

Khi tất cả mục tiêu trên đạt được, hiệu quả quản lý tài sản ngắn hạn nói chung ở mức cao nhất, góp phần quan trọng nâng cao giá trị tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp.

6. Điều cần biết khi đầu tư dựa trên tài sản ngắn hạn

Bước đầu để dẫn đến thành công trong đầu tư là phải có chiến lược hay kế hoạch đầu tư thật sáng suốt. Kế hoạch đầu tư tài chính ngắn hạn của các doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ cơ bản là giống nhau. 

Kế hoạch đầu tư được thực hiện thông qua dự báo báo cáo tài chính, dựa trên phương pháp tỷ phần doanh thu, kết quả cuối cùng được biểu hiện thông qua các báo cáo tài chính dự báo. Nội dung cơ bản của bản kế hoạch bao gồm:

Kế hoạch ngân quỹ

Kế hoạch về ngân quỹ (hay dự báo dòng tiền) là báo cáo của doanh nghiệp phản ánh dòng tiền vào, dòng tiền ra kế hoạch. Doanh nghiệp sử dụng báo cáo này để ước tính dòng tiền cần thiết với sự tập trung đặc biệt vào kế hoạch xử lý thặng dư hay thâm hụt tiền. Doanh nghiệp được dự báo là thặng dư tiền có thể đưa ra kế hoạch đầu tư ngắn hạn (chẳng hạn đầu tư vào các chứng khoán thanh khoản), trái lại doanh nghiệp được dự báo là thâm hụt tiền phải chuẩn bị nguồn tài trợ ngắn hạn (chẳng hạn giấy tờ có giá ngắn hạn). Như vậy, ngân sách vốn mang lại cho nhà quản lý tài chính cách nhìn rõ ràng hơn về dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Dự báo về tài sản ngắn hạn

Dự báo có vai trò quan trọng trong lập kế hoạch đầu tư ngắn hạn. Khả năng dự báo cần nhất quán. Các nhà quản trị tài chính không những quan tâm tới vấn đề dự báo, họ cần quan tâm đến những vấn đề không chắc chắn xảy ra, cũng như chắc chắn sẽ xảy ra. Vì vậy, dự báo không đồng nghĩa với việc cố gắng tối thiểu hóa rủi ro mà còn để đánh giá tính khả thi của dự án.

Để đơn giản hóa trong việc lập kế hoạch đầu tư tài chính của doanh nghiệp, nhà quản trị thường thực hiện dự báo độc lập với những yếu tố khác như đối thủ cạnh tranh, kế hoạch thực hiện của đối thủ cạnh tranh, thị phần thay đổi…

Trên thực tế, dự báo của các doanh nghiệp được thực hiện tổng hợp có tính nhất quán về doanh thu, luồng tiền, thu nhập và các báo cáo tài chính.

7. Tạm kết

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào về tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp cũng như biết cách phân biệt tài sản ngắn hạn với tài sản dài hạn. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ mang lại những kiến thức bổ ích cho người đọc. Chúc bạn thành công trong học tập cũng như công việc kinh doanh của mình!

Loading

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Comment

On Key

Chủ đề liên quan

tỷ giá tiền ảo

Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá tiền ảo

Sự ra đời của tiền ảo là yếu tố quan trọng trong công cuộc cách mạng tài chính 4.0, cung cấp cho người dùng những tính năng tối ưu đảm bảo tính bảo mật trong giao dịch trên khắp thế giới. Mặc dù có nhiều scandal ảnh hưởng tới lòng tin người dùng tới tiền

Bitcoin Vault là gì? Giao dịch Bitcoin hay Bitcoin Vault? Sự thật về Bitcoin

Bitcoin – Loại tiền điện tử đầu tiên được tạo ra với sứ mệnh lưu trữ giá trị và nâng cao hiệu quả trong giao dịch. Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường giao dịch thanh toán bảo mật thay đổi trong những năm gần đây, phần lớn xu hướng phát triển công nghệ của Bitcoin đều tập trung vào tính bảo mật, tốc độ giao dịch cũng như chi phí giao dịch, v.v.

danh sách sàn giao dịch vàng uy tín

【Cập nhật】Danh sách sàn giao dịch Vàng quy mô lớn và uy tín nhất 2022

Thị trường giao dịch Vàng luôn là thị trường sôi nổi từ xưa đến nay, vì tính chất lưu trữ giá trị không thể thay thế của nó. Vàng luôn được các nhà đầu tư trên khắp thế lựa chọn để giao dịch và đầu tư dài hạn. Nhưng độ biến động trên thị trường này cũng không kém nếu so sánh với thị trường tiền điện tử hay ngoại hối Forex. Nếu bạn là chuyên gia giao dịch Vàng hay là người đang tìm hiểu về giao dịch Vàng thì điều quan trọng là cần lựa chọn một sàn giao dịch Vàng uy tín để giao dịch, một điều không hề dễ đối với Trader, đặc biệt là những Trader mới vào nghề. Hiểu được điều này, Tuduyinvest.com xin giới thiệu Danh sách sàn giao dịch Vàng quy mô lớn và uy tín năm 2021

Protected by Copyscape DMCA.com Protection Status
error: