Chỉ số ROS là gì? Tại sao ROS (Return on sale) lại quan trọng trong kinh doanh?

chỉ số ros

Nội dung bài viết

sàn Mitrade
Advertisement

Hiệu suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá thông qua chỉ số ROS. Tỷ lệ ROS biểu hiện khả năng sinh lời hoặc thua lỗ trong quá trình hoạt động. Nắm được mấu chốt của chỉ số ROS giúp nhà kinh doanh tránh được những nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn. Do đó trong bài viết này, chúng tôi sẽ khai sáng cho các bạn thuật ngữ “Return On Sales” hay ROS là gì và tại sao nó lại quan trọng tới sự phát triển của doanh nghiệp đến như vậy?

1. ROS là gì?

Chỉ số ROS được viết tắt bởi cụm từ Return On Sales. Chỉ số ROS là tỷ số phần trăm của lợi nhuận chia cho doanh thu hay còn gọi là tỷ suất sinh lời trên doanh thu. Đây là chỉ số phản ánh tỷ lệ giữa mức doanh thu thuần và lợi nhuận tương đương sau khi trừ thuế và các phát sinh liên quan. Ngoài việc cho chúng ta thấy một đồng doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu phần trăm lợi nhuận thì nó còn thể hiện việc kiểm soát chi phí của doanh nghiệp hay tình hình hoạt động có tốt hay không.

Ví dụ: ROS = 30% tức là 1 đồng doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh sẽ thu được 0.3 đồng lợi nhuận sau khi trừ thuế.

nắm rõ chỉ số ROS

2. Cách tính chỉ số ROS

Để tính được chỉ số phần trăm ROS, trước hết chúng ta cần tính doanh thu thuần. Công thức tính doanh thu thuần:

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Thuế – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị trả lại – Hàng hoá giảm giá

ROS được tính ở bất cứ khoảng chu kỳ nhất định nào trong năm. Có thể tính tỷ số lợi nhuận trên doanh thu ở tháng, quý hoặc năm nếu muốn. Công thức tính tỷ số lợi nhuận doanh thu như sau:

ROS = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần x 100%

ros là gì

Lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần sẽ được cập nhật tại báo cáo kết quả kinh doanh thường niên của công ty.

Ví dụ: Tính ROS năm 2020 của FPT

Lợi nhuận sau thuế của FPT năm 2020 là: 4,423 tỷ VNĐ

Tổng doanh thu thuần FPT năm 2020 = Doanh thu cung cấp dịch vụ + Doanh thu tài chính + Thu nhập khác = 29,921 + 821 + 131 = 30,873 tỷ VNĐ

ROS = (4,423/30,873) x 100% = 14,32 %             

Chỉ số ROS đạt mức bao nhiêu là có lợi?

✅ Có vô vàn yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của một công ty. Khi đánh giá thực trạng kinh doanh chúng ta cần xem xét đến những góc nhìn tổng quan về ngành. Do vậy, không thể tính toán một cách chi tiết về tỷ số ROS bao nhiêu là hợp lý. Tuy nhiên, thông qua những báo cáo tài chính thường niên được công bố trong suốt hàng chục năm trở lại gần đây thì ROS trung > 10% sẽ cho thấy doanh nghiệp đó đang ở mức tăng trưởng tốt. Hơn nữa tỷ số lợi nhuận doanh thu đó phải kéo dài trong suốt 3-5 năm mới được cho là sự lựa chọn đáng tin cậy để đầu tư vào công ty đó.

✅ Trong một vài trường hợp ngoại lệ, chỉ số ROS âm chưa thể khẳng định công ty đó đang thua lỗ hay thiệt hại. Bởi có thể họ căn cứ vào mục tiêu định hướng đầu tư. Do vậy trong thời gian đầu, ROS có thể âm nhưng thời gian sau nó sẽ tăng vọt trở lại.

>>>Chỉ số Nonfarm Payroll

>>>Chỉ số YOY

>>>Chỉ số lạm phát

3. Chỉ số ROS nói lên điều gì? Tại sao chỉ số ROS lại quan trọng?

Một trong những yếu tố phản ánh mức độ hiệu quả của chiến lược kinh doanh là chỉ số ROS. Do đó, ROS đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động và duy trì sự ổn định, phát triển của doanh nghiệp. Tỷ số ROS ảnh hưởng đến hiệu suất của hoạt động kinh doanh thông qua khả năng đánh giá chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Chẳng hạn:

  • Chỉ số ROS dương (>0): Trường hợp này có nghĩa là doanh thu đang cao hơn chi phí đầu tư do đó có thể suy ra tình hình kinh doanh có lãi. Hơn nữa nếu nó ở mức cao thì càng chứng tỏ tình hình hoạt động kinh doanh cũng như chiến lược bán hàng đang ở mức tích cực.
  • Chỉ số ROS âm (<0): Trường hợp này có nghĩa là số tiền chi tiêu vào các loại chi phí đầu tư đang ở mức cao vượt so với doanh thu do đó có thể sut ra tình hình kinh doanh thua lỗ. Hơn nữa còn chứng tỏ khả năng khống chế và kiểm soát chi phí đang ở mức báo động cho doanh nghiệp.

Tuỳ vào từng ngành nghề, từng tiêu chí trung bình ngành để đánh giá ROS. Nhìn chung thông qua việc tính tỷ số lợi nhuận trên doanh thu ta có thể dễ dàng nhận thấy được tình hình kinh doanh đang ở giai đoạn tích cực hay tiêu cực để dễ dàng điều chỉnh cho phù hợp. Công ty có thể theo dõi được tình hình sinh lợi nhuận ở mức độ nào. 

Những bên liên quan và đối tác sẽ nhìn vào chỉ số này vì đơn giản nó cung cấp tiềm năng tái đầu tư của công ty. Những công ty đối tác sẽ nhìn vào kết quả đó để đưa ra chiến lược đầu tư hoặc tiếp tục hợp tác hay dừng lại. Ngoài ra chỉ số ROS còn cung cấp dữ liệu để so sánh sự phát triển của những công ty trong cùng một ngành.

Ví dụ về ROS

Theo báo cáo kết quả tài chính hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thời trang ABC, tính được chỉ số ROS của công ty năm trước là 3% nhưng năm nay tăng đáng kể là 6% và ROS trung bình ngành may mặc là 9%.

Điều này dễ dàng nhận khả năng sinh lời của công ty năm nay tạo ra tỷ số lợi nhuận trên doanh thu gấp đôi so với năm ngoái hay nói cách khác, một đồng doanh thu năm nay tạo ra nhiều đồng lợi nhuận hơn so với năm trước. Nhưng so với chỉ số lợi nhuận trên doanh thu trung bình ngành may mặc thì công ty vẫn thuộc dạng thấp hơn so với mặt bằng chung.

4. So sánh sự khác biệt giữa Return On Sales (ROS) và Return On Equity (ROE)

Đặc điểmROSROE
Định nghĩaChỉ số ROS là tỷ số phần trăm của lợi nhuận chia cho doanh thu hay còn gọi là tỷ suất sinh lời trên doanh thu. Đây là chỉ số phản ánh tỷ lệ giữa mức doanh thu thuần và lợi nhuận tương đương sau khi trừ thuế và các phát sinh liên quanChỉ số ROE là tỷ số phần trăm của lợi nhuận chia cho vốn chủ sở hữu hay còn gọi là tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư. ROE phản ánh mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong quá trình đầu tư.
Công thức tínhROS = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần x 100% ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân x 100%
Sự phụ thuộc của tỷ sốROS phụ thuộc vào môi trường, nội bộ doanh nghiệp và trung bình ngành.ROE phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh và quy mô cũng như mức độ rủi ro của doanh nghiệp.
Ý nghĩa của chỉ sốHiệu suất bán hàng đang có dấu hiệu tích cực nếu như chỉ số ROS cao.Chỉ số ROS sẽ cảnh báo chiến lược đầu tư của doanh nghiệp đang không phù hợp và cần thay đổi nhanh chóng.Tương tự, doanh nghiệp làm ăn có lãi hay sử dụng hiệu quả đồng vốn nếu như ROE tăng cao và ngược lại.ROE sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau tùy thuộc vào từng ngành nghề, quy mô.
Cách đánh giá chỉ sốĐánh giá ROS thông qua:– Tỷ số trung bình ngành: Khi tỷ số ROS của công ty > tỷ số ROS trung bình ngành điều đó cho thấy doanh nghiệp đang có dấu hiệu kinh doanh khởi sắc.– Tỷ số độc lập: Như đã nói ở trên, ROS càng cao tức là công ty càng phát triển mạnh, càng thu về được nhiều lợi nhuận.– Chu kỳ: Khi đánh giá ROS, hầu hết doanh nghiệp đều xem xét trên một khoảng thời gian nhất định (theo quý, tháng, năm).– Chiến lược công ty: Với những công ty xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn thì tỷ số ROS đôi khi ở ngưỡng âm cũng chưa thể nói rằng công ty ấy đang ở mức thua lỗ hay kém phát triển.– Mục tiêu doanh nghiệp hướng tới: chăm sóc khách hàng, marketing quảng bá sản phẩm… Đánh giá ROE thông qua lãi vay ngân hàng:ROE nhỏ hơn lãi vay ngân hàng thì lợi nhuận được thu về sẽ để chi trả lãi vay đó. Vì thế trong trường hợp này ROE được đánh giá ở mức kém.- ROE lớn hơn lãi vay ngân hàng thì cần phải xem xét nhiều yếu tố để có thể đánh giá doanh nghiệp có cơ hội tăng ROE hay không.
Mặt hạn chế❌ ROS chỉ được so sánh, đánh giá với những công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực.VD: Với lĩnh vực mỹ phẩm, ta có thể so sánh 2 thương hiệu Cerave và Cetaphil.❌ ROE bị ảnh hưởng bởi lợi nhuận bất thường.Chính sách kế toán sẽ gây cản trở đến chỉ số ROE.

Mối quan hệ giữa 3 chỉ số ROS – ROA – ROE:

Để đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, chúng ta cần xét tổng thể trên 3 phương diện, cụ thể là thông qua 3 chỉ số ROS – ROA – ROE. Về cơ bản, cả 3 chỉ số đều nhằm mục đích thống kê và đánh giá mức độ hiệu quả trong chu trình hoạt động của công ty. Nếu ROS được tính dựa trên hoạt động kinh doanh thì ROA và ROE được tính, lấy kết quả từ chính bảng cân đối kế toán thường niên của công ty. ROS tỷ lệ thuận với ROA, tức ROS tăng trưởng mạnh mẽ thì ROA cũng tăng theo, ROS giảm thì ROA cũng giảm.

Dưới đây là công thức tính ROS – ROE – ROA:

Xem thêm:

Cách tính chỉ số YOY

Chỉ số VN30

5. Những hạn chế khi sử dụng ROS

Lợi nhuận sau thuế chỉ nên sử dụng với mục đích so sánh các công ty hoạt động trong cùng một ngành/lĩnh vực. Lý tưởng nhất là giữa những công ty có mô hình kinh doanh giống nhau. Các công ty với mô hình kinh doanh khác nhau đồng nghĩa với việc lợi nhuận sau thuế (ROS) cũng khác nhau, vì vậy việc so sánh ROS trong trường hợp này là phi hợp lý. Ví dụ với những công ty công nghệ, chi phí hoạt động chỉ chếm 10-20% doanh thu, còn đối với những ngành thực phẩm, con số này có thể dao động từ 50-60%. 

Việc so sánh ROS không chung ngành dễ gây nhầm lẫn. Vì đặc thù tính chất đã khác biệt nên mọi thứ liên quan đến lợi nhuận cũng không thể giống nhau. Chẳng hạn như chính sách thuế giữa các quốc gia cũng dẫn đến chỉ số ROS hoàn toàn khác nhau. 

6. Tạm kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần ROS mà chúng tôi đã cung cấp đầy đủ cho các bạn. Chỉ số này đóng một vài trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bởi nhờ có ROS công ty có thể biết được mình đang ở đâu và tình hình hoạt động ấy có phù hợp với chiến lược công ty đề ra hay không. ROS và ROE là hai chỉ số tương quan có tác động mạnh mẽ đến hiệu suất tăng trưởng. Vì vậy, công ty cần chú ý đến những chỉ số này một cách thận trọng để có những bước đi hợp lý cho doanh nghiệp.

Loading

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

1 thought on “Chỉ số ROS là gì? Tại sao ROS (Return on sale) lại quan trọng trong kinh doanh?”

Leave a Comment

On Key

Chủ đề liên quan

tỷ giá tiền ảo

Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá tiền ảo

Sự ra đời của tiền ảo là yếu tố quan trọng trong công cuộc cách mạng tài chính 4.0, cung cấp cho người dùng những tính năng tối ưu đảm bảo tính bảo mật trong giao dịch trên khắp thế giới. Mặc dù có nhiều scandal ảnh hưởng tới lòng tin người dùng tới tiền

Bitcoin Vault là gì? Giao dịch Bitcoin hay Bitcoin Vault? Sự thật về Bitcoin

Bitcoin – Loại tiền điện tử đầu tiên được tạo ra với sứ mệnh lưu trữ giá trị và nâng cao hiệu quả trong giao dịch. Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường giao dịch thanh toán bảo mật thay đổi trong những năm gần đây, phần lớn xu hướng phát triển công nghệ của Bitcoin đều tập trung vào tính bảo mật, tốc độ giao dịch cũng như chi phí giao dịch, v.v.

danh sách sàn giao dịch vàng uy tín

【Cập nhật】Danh sách sàn giao dịch Vàng quy mô lớn và uy tín nhất 2022

Thị trường giao dịch Vàng luôn là thị trường sôi nổi từ xưa đến nay, vì tính chất lưu trữ giá trị không thể thay thế của nó. Vàng luôn được các nhà đầu tư trên khắp thế lựa chọn để giao dịch và đầu tư dài hạn. Nhưng độ biến động trên thị trường này cũng không kém nếu so sánh với thị trường tiền điện tử hay ngoại hối Forex. Nếu bạn là chuyên gia giao dịch Vàng hay là người đang tìm hiểu về giao dịch Vàng thì điều quan trọng là cần lựa chọn một sàn giao dịch Vàng uy tín để giao dịch, một điều không hề dễ đối với Trader, đặc biệt là những Trader mới vào nghề. Hiểu được điều này, Tuduyinvest.com xin giới thiệu Danh sách sàn giao dịch Vàng quy mô lớn và uy tín năm 2021

Protected by Copyscape DMCA.com Protection Status
error: