Chỉ số lạm phát (Inflation rate) có ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán?

Thị trường chứng khoán giới nói chung, và chứng khoán Việt Nam nói riêng đã có những "bước đi hoang dã" trong những tháng sau đại dịch bùng phát, lao dốc và rồi lại tăng vọt trong thời gian ngắn. Ngoài những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực do đại dịch thì các chỉ số kinh tế đóng vai trò là chất xúc tác chính khiến thị trường chứng khoán biến động liên tục, một trong những chỉ số có tầm ảnh hưởng lớn là chỉ số lạm phát. Vậy chỉ số lạm phát có ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán?

Nội dung bài viết

sàn Mitrade
Advertisement

Chỉ số lạm phát (Inflation rate) là gì?

Lạm phát là sự suy giảm sức mua của một loại tiền tệ trong thời gian nhất định. Chỉ số lạm phát là tỷ lệ giá trị của một loại tiền tệ với mức giá của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường. Chỉ số lạm phát là thước đo định lượng về tốc đọ suy giảm sức mua hay sự gia tăng mức giá trung bình của sản phẩm và dịch vụ. Chỉ số lạm phát thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm.

Tình huống đối lập với lạm phát (Inflation) đó là giảm phát (Deflation), khi sức mua gia tăng và mức giá của sản phẩm và dịch vụ suy giảm. 

*sản phẩm: thực phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu, kim loại…

*dịch vụ: chăm sóc sức khoẻ, giải trí, giáo dục… 

Hiểu về lạm phát

Lạm phát nhằm mục đích đo lường tác động tổng thể của sự thay đổi về giá đối với sản phẩm và dịch vụ của nền kinh tế trong khoảng thời gian nhất định. Khi sức mua của một loại tiền tệ suy giảm, có nghĩa là giá cả tăng lên và số lượng hàng hoá, dịch vụ có thể mua được giảm. Điều này tác động trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày của chúng ta, dẫn đến giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tiền đóng vai trò như một đơn vị trao đổi, lưu trữ giá trị. Sức mua của tiền hoàn toàn phụ thuộc vào mức giá của sản phẩm, dịch vụ. Nhưng tiền không phải là lựa chọn duy nhất để lưu trữ giá trị, trên thực tế có nhiều lựa chọn để lưu trữ giá trị như cổ phiếu, trái phiếu hay bất động sản v.v. Tuy nhiên, những tài sản này để có thể trao đổi lấy hàng hoá và dịch vụ khác.  
Những tác động tiêu cực của lạm phát được phản rõ khi giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng nhưng bình quân thu nhập thực không thay đổi hoặc giảm. 
Tuy nhiên,  xét về mặt tích cực, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng với mức lạm phát ổn định (1% đến 3%) có ảnh hưởng tích tới nền kinh tế, giúp ổn định tỷ lệ thất nghiệp và hiệu quả hoá chính sách tiền tệ.

3 mức độ lạm phát phổ biến:

– Lạm phát ở mức vừa phải: giá cả được tăng ở mức ổn định giới hạn dưới 10%/năm.

– Lạm phát phi mã: giá cả tăng ở mức độ 2 hoặc 3 con số trở lên(30%, 50%, 100%…). Lạm phát phi mã gây biến động nền kinh tế nghiêm trọng. Khi này đồng tiền mất giá một cách chóng mặt cộng thêm lãi suất thực tế giảm xuống <0, để tránh khủng hoảng kinh tế cá nhân mọi người tránh giữ tiền mặt trong thời điểm này.

– Siêu lạm phát: tỷ lệ lạm 3 con số trên một năm (200%, 300%…). Trong thời kỳ này, tiền giấy được phát hành ồ ạt, giá cả tăng lên nhanh chóng. Siêu lạm phát có rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống cũng như nền kinh tế thị trường.

Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Về cơ bản, khi nền kinh tế quốc gia bị mất cân đối, không ổn định, sản xuất bị đình trệ, sút kém, ngân sách quốc gia ngày càng tụt hậu. Sự thâm hụt đó được giải quyết bằng việc in ấn thêm tiền hay sự chi tiêu quá nhiều khiến thất thoát ngân sách lớn đều dẫn đến lạm phát. 

Nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát là sự gia tăng nguồn cung tiền tệ. Mặc dù sự gia tăng nguồn cung tiền tệ có thể diễn ra thông qua nhiều cách khác nhau, nhưng các cơ quan quản lý tiền tệ (Ngân Hang Trung Ương) có thể gia tăng nguồn cung bằng cách in thêm tiền và phát hành ra thị trường. Bằng cách này hay cách khác, tiền được phát hành ra thị trường nhằm mục đích điều chỉnh lạm phát, việc điều chỉnh lạm phát có thể chia thành ba loại: 

Lạm phát kích cầu (Demand-Pull Inflation)

Lạm phát kích cầu (hay còn gọi là lạm phát do cầu kéo) xảy ra khi tiềm năng sản xuất nhỏ hơn nhu cầu tiêu dùng khiến tăng giá cả hàng hóa và lạm phát xảy ra.

Hình thức lạm phát này được xuất hiện trong nhu cầu tiêu dùng và đầu tư.

Ví dụ: Năm 2004, Việt Nam phải hứng chịu đợt cúm dịch gia cầm lớn và xảy ra kéo dài trên diện rộng khắp cả nước. Điều đó vô hình chung đã làm giảm mạnh nguồn cung cấp sản phẩm gia cầm và theo lẽ đương nhiên nhu cầu thực phẩm tăng mạnh khiến cho giá cả mặt hàng gia cầm tăng đột biến trong những năm đó.

Lạm phát điều chỉnh chi phí (Cost-Push Inflation)

Một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ kinh tế thị trường cũng gây ra tình trạng lạm phát. Ba loại chi phí thường gây ra là thuế gián thu, tiền lương và giá nguyên liệu nhập khẩu.

Ví dụ: Chi phí đầu vào của cốc trà sữa phụ thuộc vào giá cả bột trà và giá hạt trân châu. Nếu giá bột trà tăng hoặc giá hạt trân châu tăng thì tổng chi phí sản xuất tạo nên cốc trà sữa cũng tăng theo.

Lạm phát diễn ra tự nhiên (Built-In Inflation) 

 Khi lượng cung tiền tăng lên thì mức giá cũng tăng theo cùng tỷ lệ hay nói cách khác là do lượng cung tiền thừa quá nhiều trong lưu thông gây ra lạm phát.

Mối quan hệ giữa chỉ số lạm phát và thị trường chứng khoán cổ phiếu

Trong một thế kỳ vừa qua, cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo sự thay đổi của nền kinh tế và đã chứng kiến nhiều đợt bùng nổ lạm phát rộng rãi ở nhiều quốc gia. Lạm phát xảy ra ngoài ảnh hưởng đến giá trị của đồng tiền, giá trị hàng hóa còn tác động nghiêm trọng đến thị trường chứng khoán.

Lạm phát gia tăng có ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán?

Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố tác động tới thị trường chứng khoán, và chỉ số lạm phát không phải là yếu tố chính chi phối thị trường chứng khoán. Nhưng một chiến lược đầu tư khôn ngoan và hiệu quả thường sẽ bao gồm chỉ số lạm phát, theo hai chiều hướng ngắn hạn dài hạn 

Tỷ lệ lạm phát cao thường được coi là dấu hiệu “không lành” đối với thị trường chứng khoán vì khi đó nó sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí đi vay và làm tăng chi phí đầu vào.

Hơn nữa, lạm phát còn gây áp lực làm giảm giá cổ phiếu.

Khi các loại hàng hóa đồng loạt tăng giá, các loại chứng khoán có giá trị bị thâm hụt nghiêm trọng. Bởi người đầu tư mua tín phiếu nhằm thu các khoản lợi khi đáo hạn nhưng vì giá trị của đồng tiền sụt giảm nên việc tích lũy tiền theo hình thức mua tín phiếu không còn được trọng dụng nữa. Do đó thay vì mua tín phiếu người ta tích trữ vàng và đồng tiền ngoại tệ.

  • Lạm phát tăng => nền kinh tế tăng trưởng không bền vững => lãi suất tăng để kiềm chế gia tăng lạm phát => lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về thấp => giá cổ phiếu giảm.
  • Ngược lại khi lạm phát giảm => cổ phiếu sẽ tăng giá.

Mối liên quan giữa lạm phát và thị trường chứng khoán được thống kế qua 4 trường hợp dưới đây:

Trường hợp 1: Lạm phát tăng trưởng mạnh vượt quá tầm kiểm soát và quy định thắt chặt tiền tệ ngân hàng nhà nước => thị trường chứng khoán suy giảm sâu.

Trường hợp 2: Lạm phát và cung tiền tăng mạnh kèm theo xu hướng mở rộng chi tiêu của chính phủ => thị trường chứng khoán tăng trưởng nóng hay tăng liên tục.

Trường hợp 3: Lạm phát giảm mạnh nhưng chính sách tiền tệ của chính phủ được nới lỏng chi tiêu => thị trường chứng khoán có xu hướng tăng trở lại.

Trường hợp 4: Lạm phát tăng ở mức trung bình và chính sách thu hẹp tiền tệ của chính phủ => thị trường chứng khoán dịch chuyển ở mức cân bằng.

Lạm phát trong thời gian dài hạn

Đối với nhà đầu tư cổ phiếu chứng khoán thì cổ phiếu có thể được ví như một hàng rào chống lại lạm phát trong thời gian dài. Điều có nghĩa là nhà đầu tư dự đoán giá trị của cổ phiếu sẽ gia tăng hoặc giá trị thực của cổ phiếu sẽ không thay đổi do lạm phát trong thời gian dài.

Ví dụ: Trong trường hợp lạm phát do chi phí bị điều chỉnh (Cost-Push Inflation) trong thời gian dài, doanh nghiệp sẽ có đủ thời gian để điều chỉnh giá và thích ứng với lạm phát, hoạt động kinh doanh sẽ trở lại bình thường, doanh thu của doanh nghiệp tăng trở lại, đồng thời giá trị cổ phiếu cũng sẽ tăng theo. 

Lạm phát trong thời gian ngắn hạn

Theo phân tích cho rằng, lạm phát trong ngắn hạn tạo ra mối quan hệ tương nghịch, có nghĩa là khi lạm phát tăng, giá cổ phiếu giảm, hoặc khi lạm phát giảm, giá cổ phiếu tăng

Tạm Kết

Bài viết trên là những thống kê chung nhất về chỉ số lạm phát liên quan đến thị trường chứng khoán. Những ảnh hưởng đó sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách hoặc các nhà đầu tư đưa ra hướng đi tối ưu tránh thâm hụt về mặt tiền tệ, hàng hóa và đặc biệt tránh thua lỗ rớt giá cổ phiếu chứng khoán.

Loading

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

2 thoughts on “Chỉ số lạm phát (Inflation rate) có ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán?”

Leave a Comment

On Key

Chủ đề liên quan

tỷ giá tiền ảo

Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá tiền ảo

>>> Top 5 Broker chứng khoán uy tín Chúng ta đã chứng kiến khá nhiều lần thị trường tiền ảo “rực lửa”, và rồi bị bán tháo, điển hình là tiền ảo Bitcoin, loại tiền có khối lượng giao dịch lớn nhất trên thị trường tiền ảo. Yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ giá

Bitcoin Vault là gì? Giao dịch Bitcoin hay Bitcoin Vault? Sự thật về Bitcoin

Bitcoin – Loại tiền điện tử đầu tiên được tạo ra với sứ mệnh lưu trữ giá trị và nâng cao hiệu quả trong giao dịch. Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường giao dịch thanh toán bảo mật thay đổi trong những năm gần đây, phần lớn xu hướng phát triển công nghệ của Bitcoin đều tập trung vào tính bảo mật, tốc độ giao dịch cũng như chi phí giao dịch, v.v.

danh sách sàn giao dịch vàng uy tín

【Cập nhật】Danh sách sàn giao dịch Vàng quy mô lớn và uy tín nhất 2022

Thị trường giao dịch Vàng luôn là thị trường sôi nổi từ xưa đến nay, vì tính chất lưu trữ giá trị không thể thay thế của nó. Vàng luôn được các nhà đầu tư trên khắp thế lựa chọn để giao dịch và đầu tư dài hạn. Nhưng độ biến động trên thị trường này cũng không kém nếu so sánh với thị trường tiền điện tử hay ngoại hối Forex. Nếu bạn là chuyên gia giao dịch Vàng hay là người đang tìm hiểu về giao dịch Vàng thì điều quan trọng là cần lựa chọn một sàn giao dịch Vàng uy tín để giao dịch, một điều không hề dễ đối với Trader, đặc biệt là những Trader mới vào nghề. Hiểu được điều này, Tuduyinvest.com xin giới thiệu Danh sách sàn giao dịch Vàng quy mô lớn và uy tín năm 2021

Protected by Copyscape DMCA.com Protection Status
error: