IoT(Internet of things) là gì? Mọi thứ về hệ thống Internet of things

IOT là gì

Nội dung bài viết

sàn Mitrade
Advertisement

IoT là gì? Hệ thống Internet of things đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhưng hệ thống này có đặc điểm gì và nó hoạt động như thế nào?

IoT(Internet Of Things) là gì?

Nó là một trong những thuật ngữ được sử dụng trong công nghệ thông tin và có nghĩa là Internet vạn vật nên không phải ai cũng biết tới. Và là hệ thống các thiết bị được kết nối với internet, cung cấp, chia sẻ và truyền đạt dữ liệu mà không cần sự tham gia của con người

Đặc điểm của hệ thống IoT

Hệ thống IoT có 4 phần chính là: Hạ tầng mạng, thiết bị, bộ phân tích xử lý dữ liệu và trạm kết nối.

Các yêu cầu để thiết lập một IoT bao gồm:

Khả năng bảo mật: Trong IoT có nhiều thiết bị được kết nối với nhau có thể làm tăng tình trạng như lộ thông tin, sai dữ liệu… Vì trong Things có nhiều chủ sở hữu khác nhau và đi kèm với thông tin cá nhân. Vì vậy, hệ thống của IoT khi truyền dữ liệu, khai thác, xử lý và lưu trữ cần bảo vệ sự riêng tư trong suốt quá trình

Khả năng quản lý: Do hệ thống IoT hoạt động mà không cần sự tác động của con người vì thế để hoạt động bình thường nó cần phải hỗ trợ tính năng quản lý

Kết nối dựa vào sự hiện diện: Các Things như máy móc, thiết bị phải có tên hoặc địa chỉ IP riêng. Kết nối được thiết lập dựa trên định danh của IP hoặc các kết nối giữa các Things

Khả năng tự quản mạng lưới: Khắc phục lỗi, tối ưu hoá, cơ chế bảo vệ, cấu hình hay tự quản lý… để hệ thống có thể thích ứng với các tên miền hoặc các thiết bị khác nhau

Khả năng cộng tác: điều này giúp cho hệ thống của IoT có thể tương tác qua lại giữa mạng lưới và Things một cách dễ dàng và nhanh chóng

Khả năng dựa vào vị trí: Biết được vị trí và theo dõi tự động nhưng vẫn tuân thủ các quy định của pháp luật hoặc các yêu cầu an ninh. Khởi động sử dụng: Các Things được khởi động dễ dàng và sử dụng một cách tiện dụng

Những đặc điểm cơ bản của IoT

Sự kết nối liên thông: trong IoT các thiết bị đa dạng đều có thể kết nối với nhau thông qua mạng lưới hệ thống thông tin và cơ thể hạ tầng.

Sự không đồng nhất: vì các thiết bị có phần cứng và hệ thống khác nhau và có sự tương tác qua lại nhờ vào sự liên kết qua lại của chúng nên có sự không đồng nhất.

Các dịch vụ liên quan đến Things: Hệ thống có khả năng cung cấp những dịch vụ liên quan đến Things như bảo vệ sự riêng tư của thiết bị vật lý và phần mềm.

Quy mô lớn: Các thiết bị sẽ được quản lý và giao tiếp với quy mô lớn hơn so với kết nối máy tính internet hoặc con người thực hiện ngày nay

Thay đổi tính linh hoạt: Những loại thiết bị điện tử, máy móc có thể thay đổi như bật, tắt, kết nối hoặc ngắt kết nối, thay đổi vị trí, tốc độ của internet of things…

Ưu điểm và nhược điểm của IoT

Ưu điểm

Có thể truy cập thông tin mọi lúc và mọi nơi. Đặc biệt trên tất cả thiết bị

  • Giao tiếp giữa các thiết bị vật lý giúp có thể duy trì kết nối
  • Tự đồng hoá giúp giám sát tốt hơn và giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp và đây cũng được coi là ưu điểm vượt trội nhất của IoT
  • Tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng cách chuyển dữ liệu qua mạng internet
  • Nhiều thông tin giúp đưa ra quyết định tốt hơn, phát triển nhiều hơn nguồn thông tin về mọi thứ
  • Ưu điểm rõ ràng của IoT là giám sát có thể cung cấp thêm thông tin nhằm cải thiện sự an toàn một cách tốt nhất.

Nhược điểm

Bảo mật và quyền riêng tư: Khi nhiều thiết bị được kết nối và nhiều thông tin được chia sẻ giữa các thiết bị. Thông tin có thể bị đánh cắp và nguy cơ mất quyền riêng tư theo đó cũng tăng lên

Bất kì một lỗi trong phần cứng hoặc phần mềm cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng vì chúng có có sự kết nối với nhau

Khả năng tương thích: Các thiết bị từ nhà sản xuất khác nhau sẽ kết nối khác nhau và đi kèm đó khả năng tương thích cũng gặp nhiều khó khăn. Từ đó sẽ rất khó để các thiết bị từ các nhà sản xuất có thể giao tiếp được với nhau

Độ an toàn: khi tất cả các thiết bị điều được kết nối với internet và sẽ tạo ra một lượng lớn các thông tin có sẵn trên các thiết bị đó và những thông tin này dễ bị tấn công bởi các tin tặc

Lợi ích của IoT mang lại

Nâng cao hiệu quả công việc

Thúc đẩy quá trình trao đổi, khai thác và sử dụng vào nhiều công việc khác nhau. Góp phần thay đổi tích cực trong quản lý, nghiên cứu, sản xuất, chế tạo sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng được chất lượng nhu cầu của người dùng

Và hầu hết các ngành nghề hiện nay đều phát triển dựa trên mạng lưới của IoT. Trong tất cả mọi công việc, nếu bạn biết sử dụng IoT một cách phù hợp thì bạn có thể hoàn thành công việc nhanh hơn, chính xác hơn và mang lại hiệu quả

Nâng cao chất lượng sống

IoT quan tâm đến việc tạo ra các thiết bị, sản phẩm, vật dụng,  phương tiện thông minh và tiện ích hơn nhằm tạo điều kiện để cải thiện môi trường sống tốt hơn để hình thành những thói quen trong đời sống sinh hoạt hiện đại. Giúp giảm thiểu được công việc nhờ sự tham gia của các ứng dụng công nghệ IoT

Lợi ích của IoT trong công nghiệp

Có quyền truy cập hơn vào nhiều dữ liệu về sản phẩm và hệ thống nội bộ của họ và khả năng thay đổi lớn. Việc bổ sung các cảm biến giúp các công ty có thể trao đổi nó trước khi gây ra thiệt hại cũng như phát hiện được các thành phần có khả năng lỗi. Đặc biệt, các công ty có thể sử dụng dữ liệu cảm biến này để làm cho hệ thống cũng như chuỗi cung ứng của họ hiệu quả hơn

IoT cho doanh nghiệp có thể chia làm hai phân khúc:

  • Những dịch vụ dành riêng cho ngành như cảm biến trong nhà máy phát điện hoặc thiết bị định vị thời gian thực để chăm sóc sức khỏe
  • Các thiết bị IoT được sử dụng hầu hết trong các ngành công nghiệp như hệ thống an ninh hay điều hòa không khí thông minh

Lợi ích cho người tiêu dùng

IoT sẽ làm cho môi trường sống trở nên thông minh, tự động và tốt hơn. Những thiết bị thông minh như google giúp tiết kiệm nhiều thời gian tìm kiếm, hệ thống an ninh sẽ giúp dễ dàng kiểm tra và theo dõi. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn có thể kiểm tra nhiệt độ hay chỉ số hoặc các thiết bị đo lường trên điện thoại hoặc máy tính

Tuy nhiên, bên cạnh sự đổi mới này vẫn có thể ảnh hưởng đến bảo mật và quyền riêng tư cá nhân, rò rỉ thông tin cá nhân và bị theo dõi qua camera giám sát an ninh…

Ngoài những lợi ích trên, IoT còn được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực  và ngành nghề như:

Ngành chế tạo: Sử dụng giám sát tình trạng sát máy móc trong dây chuyền sản xuất để chủ động bảo trì khi cảm biến phát hiện lỗi sắp xảy ra

 Ngành ô tô: Ngoài áp dụng IoT trong dây chuyền sản xuất nó còn cảm biến để phát hiện ra lỗi sắp xảy ra trên thiết bị khi đi trên đường đến cho người lái xe biết

Giao thông vận tải: nhờ vào dữ liệu cảm biến IoT các xe tải, ô tô, tàu chở hàng có thể được định lại tuyến đường dựa trên điều kiện thời tiết. Đặc biệt các hàng tồn kho cũng được trang bị cảm biến IoT để theo dõi và kiểm soát nhiệt độ

Bán lẻ: IoT giúp các công ty bán lẻ kiểm soát được hàng tồn kho, cải thiện trải nghiệm của người mua hàng, giảm bớt được chi phí hoạt động và tối ưu hoá chuỗi cung ứng

 Ngành chăm sóc sức khỏe: Nó cung cấp nhiều lợi ích và nhiều tài sản của bệnh viện được theo dõi theo cách này để đảm bảo sử dụng hợp lý

 6,403 total views

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

On Key

Chủ đề liên quan

tỷ giá tiền ảo

Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá tiền ảo

Sự ra đời của tiền ảo là yếu tố quan trọng trong công cuộc cách mạng tài chính 4.0, cung cấp cho người dùng những tính năng tối ưu đảm bảo tính bảo mật trong giao dịch trên khắp thế giới. Mặc dù có nhiều scandal ảnh hưởng tới lòng tin người dùng tới tiền

Bitcoin Vault là gì? Giao dịch Bitcoin hay Bitcoin Vault? Sự thật về Bitcoin

Bitcoin – Loại tiền điện tử đầu tiên được tạo ra với sứ mệnh lưu trữ giá trị và nâng cao hiệu quả trong giao dịch. Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường giao dịch thanh toán bảo mật thay đổi trong những năm gần đây, phần lớn xu hướng phát triển công nghệ của Bitcoin đều tập trung vào tính bảo mật, tốc độ giao dịch cũng như chi phí giao dịch, v.v.

danh sách sàn giao dịch vàng uy tín

【Cập nhật】Danh sách sàn giao dịch Vàng quy mô lớn và uy tín nhất 2022

Thị trường giao dịch Vàng luôn là thị trường sôi nổi từ xưa đến nay, vì tính chất lưu trữ giá trị không thể thay thế của nó. Vàng luôn được các nhà đầu tư trên khắp thế lựa chọn để giao dịch và đầu tư dài hạn. Nhưng độ biến động trên thị trường này cũng không kém nếu so sánh với thị trường tiền điện tử hay ngoại hối Forex. Nếu bạn là chuyên gia giao dịch Vàng hay là người đang tìm hiểu về giao dịch Vàng thì điều quan trọng là cần lựa chọn một sàn giao dịch Vàng uy tín để giao dịch, một điều không hề dễ đối với Trader, đặc biệt là những Trader mới vào nghề. Hiểu được điều này, Tuduyinvest.com xin giới thiệu Danh sách sàn giao dịch Vàng quy mô lớn và uy tín năm 2021

Protected by Copyscape DMCA.com Protection Status
error: