TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Khái quát về tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là mối quan hệ so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau. Đó là giá
cả chuyển đổi một đơn vị tiền tệ của nước này thành những đơn vị tiền tệ của nước khác.
Ví dụ: Tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngày 12/03/2005 là :
1 USD = 15804VND

Như vậy, bản chất của tỷ giá hối đoái là một loại giá cả nhưng là giá cả của hàng hóa đặc
biệt đó là tiền tệ.
– Cách hiểu và cách đọc
+ Tỷ giá thể hiện mối quan hệ giữa hai đồng tiền.
Ký hiệu đơn vị tiền tệ của các quốc gia:
Ký hiệu bằng 3 ký tự, 2 ký tự đầu chỉ tên quốc gia
Ký tự sau cùng chỉ tên đồng tiền.
Ví dụ ký hiệu đơn vị tiền tệ:

Dollar Mỹ: USD
Dollar Úc: AUS
Bảng Anh: GBP
Đồng Việt Nam: VND
Dollar Hongkong: HKD

Đồng tiền đứng ở vị trí thứ nhất gọi là đồng tiền yết giá. Đồng tiền đứng ở vị trí thứ hai
gọi là đồng tiền định giá.
Đồng tiền yết giá là đồng tiền thể hiện giá trị của nó qua đồng tiền định giá (có hệ số 1,
100 hoặc 1.000).
Đồng tiền định giá là đồng tiền dùng để xác định giá trị của đồng tiền yết giá (có hệ số
bất kỳ).
Đối khoản là số tiền này đối ứng với số tiền kia theo một tỷ giá nhất định.
+Trong các giao dịch ngoại hối, khách hàng thường lấy tên thủ đô của các nước mà ở đó
là thị trường tiền tệ lớn trên thế giới thay cho tên tiền tệ của nước đó.
+ Trong giao dịch mua bán ngoại hối qua ngân hàng, các tỷ giá thường không đư-
ợc đọc đầy đủ mà chỉ được đọc những số nào thường biến động.
+ Chú ý khi điểm giá bán nhỏ hơn hoặc bằng điểm giá mua thì theo quy ước quốc tế: tại
giá bán sẽ đẩy lên một số.
Nguyên tắc: Tỷ giá bán > Tỷ giá mua
Tỷ giá đứng trước là tỷ giá mua của ngân hàng. Tỷ giá mua của ngân hàng là tỷ gía ngân
hàng áp dụng khi mua ngoại tệ vào. Tỷ giá đứng sau là tỷ giá bán của ngân hàng. Tỷ giá bán
của ngân hàng là tỷ giá ngân hàng áp dụng khi bán ngoại tệ ra.

  • Phương pháp yết giá Có hai cách niêm yết tỷ giá đó là niêm yết trực tiếp và niêm yết gián tiếp.
    1. Yết giá trực tiếp
      Một đơn vị tiền tệ trong nước = ? số lượng ngoại tệ
      Ví dụ: Tại thị trường London GBP/USD = 1,6115
      GBP/CAD, GBP/JPY
      Tại thị trường Mỹ USD/GBP, USD/SEK, USD/EURO…

Một đơn vị ngoại tệ sẽ tương ứng với một số lượng tiền tệ trong nước.
Ví dụ: Tại Việt Nam USD/VND
Tại Nhật USD/JPY
Như vậy, hai phương pháp yết giá này về bản chất thì không khác nhau nhưng
về hình thức thì khác nhau.

Phương pháp xác định Tỷ giá hối đoái

Khi xác định tỷ giá hối đoái có các phương pháp sau:
a. Xác định tỷ giá hối đoái căn cứ vào hàm lượng vàng đảm bảo của các đồng
tiền để xác định.
Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền A và B được xác định như sau:
Khối lượng vàng đảm bảo sức mua cho đồng tiền A
Tỷ giá A/B =
Khối lượng vàng đảm bảo sức mua cho đồng tiền B

Ví dụ: Năm 1958: Hàm lượng vàng của GBP là 2,488 gr Au nguyên chất. Của đô la Mỹ là 0,888671 gr Au nguyên chất. Quan hệ so sánh về hàm lượng vàng giữa
GBP và USD là:

2.488 = 2,80.888

€1 GBP = 2,8 USD

Nhận xét: Hiện nay phương pháp này không được áp dụng nữa bởi chế độ bản vị
vàng của các đồng tiền không còn nữa.
b. Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái nghịch đảo.
Ví dụ: Tại thị trường Frankfurt. USD/EURO = 0,8832/0,8835
Tại thị trường New York EURO/USD = 1,1325/1,1335.
Quy đổi cách yết giá trên thị trường New York theo cách yết giá trên thị trường
Frankfurt tức là:

Phương pháp xác định tỷ giá chéo

Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa hai đồng tiền không phải USD được xác định thông qua
USD.
(Xác định tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền là đồng tiền định giá. Với các thông số
thị trường như sau:
I/A=(a1,a2) Tính tỷ giá A/B=?
I/B=(b1,b2)
– Dùng A mua I theo tỷ giá bán của ngân hàng: I=a2A
Bán I mua B theo tỷ giá mua của ngân hàng: I=b1B
→ a2A=b1B hay A/B = b1/a2
– Dùng B mua I theo tỷ giá bán của ngân hàng: I=b2B
Bán I mua A theo tỷ giá mua của ngân hàng: I=a1A
→a1A=b2B hay A/B =b2/a1

số sau:
I/B = (b1,b2) Tính tỷ giá C/B=?
C/I = (c1,c2)
– Dùng B mua I theo tỷ giá bán của ngân hàng: I=b2B
Bán I mua C theo tỷ giá bán của ngân hàng: C=c2I
→C/B = b2.c2
– Dùng C mua I theo tỷ giá mua của ngân hàng: C=c1I
Bán I mua B theo tỷ giá mua của ngân hàng: I =b1B
→C/B = b1c1
Vậy C/B =b1c1/b2c2
(Xác định tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền là đồng tiền yết giá. Với các thông số thị
trường như sau:
C/I = (c1,c2) Tính tỷ giá C/D =?
D/I = (d1,d2)
– Dùng C mua I theo tỷ giá mua của ngân hàng: C=c1I
Bán I mua D theo tỷ giá bán của ngân hàng: D =d2I
→ C/D = c1/d2
– Dùng D mua I theo tỷ giá mua của ngân hàng: D =d1I
Bán I mua C theo tỷ giá bán của ngân hàng: C =c2I
→C/D = c2/d1
Vậy C/D = (c1/d2, c2/d1)
2.2.1.3 Phân loại tỷ giá hối đoái
Có rất nhiều loại tỷ giá khác nhau tùy thuộc vào từng tiêu thức phân loại khác nhau.

Tỷ giá chính thức

Là một loại tỷ giá do ngân hàng trung ương của mỗi nước công bố. Tỷ giá hối
đoái này được công bố hàng ngày vào đầu giờ làm việc của ngân hàng trung ương.
Dựa vào tỷ giá này các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá
mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi. Ở một số nước như Pháp tỷ giá hối
đoái chính thức được ấn định thông qua nhiều giao dịch vào thời điểm xác định trong
ngày.

Tỷ giá kinh doanh

Là tỷ giá dùng để kinh doanh mua bán ngoại tệ. Tỷ giá này do các ngân hàng
thương mại hay các tổ chức tín dụng đưa ra. Cơ sở xác định tỷ giá này là tỷ giá chính
thức do ngân hàng trung ương công bố xem xét đến các yếu tố liên quan trực tiếp đến
kinh doanh như: quan hệ cung cầu ngoại tệ, tỷ suất lợi nhuận, tâm lý của người giao
dịch đối với ngoại tệ cần mua hoặc bán.

Tỷ giá kinh doanh bao gồm tỷ giá mua, tỷ giá bán.
Tỷ giá chợ đen: Tỷ giá được hình thành bên ngoài thị trường ngoại tệ chính thức.

  • Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng yết giá hoặc do hai bên tham gia giao dịch tự tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của ngân hàng nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng. Thường là giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận ngoại tệ được thực hiện theo hợp đồng (1,3,6 tháng…)
    • Tỷ giá mở cửa: Tỷ giá mua bán ngoại tệ của chuyến giao dịch đầu tiên trong
      ngày.
    • Tỷ giá đóng cửa: Tỷ giá mua bán ngoại tệ của hợp đồng ký kết cuối cùng
      trong ngày.
    • Căn cứ vào tiêu thức giá trị của tỷ giá: Tỷ giá được chia thành tỷ giá danh
      nghĩa và tỷ giá thực.
    • Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá được yết và có thể trao đổi giữa hai đồng tiền mà
      không đề cập đến tương quan sức mua giữa chúng.
    • Tỷ giá thực là tỷ giá đã được điều chỉnh theo sự thay đổi trong tương quan giá
      cả của nước có đồng tiền yết giá và giá cả hàng hóa của nước có đồng tiền định giá.

Tỷ giá điện hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Đây là tỷ giá cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác.

Tỷ giá thư hối là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.

Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế, tỷ giá được chia ra làm 5 loại:

Tỷ giá séc là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ

Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu trả tiền ngay
bằng ngoại tệ.

Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng
ngoại
tệ.

Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá mua bán ngoại hối bằng cách chuyển khoản qua
ngân hàng.

Tỷ giá tiền mặt là tỷ giá mua bán ngoại hối được thanh toán bằng tiền mặt.
2.2.1.4 Ý nghĩa kinh tế của tỷ giá hối đoái
a. So sánh sức mua giữa các đồng tiền thể so sánh giá cả tại thị trường trong nước và trên thế giới, đánh giá năng suất lao động, giá thành sản phẩm trong nước với các nước khác.

b. Vai trò kích thích và điều chỉnh xuất nhập khẩu

Thông qua cơ chế tỷ giá, chính phủ sử dụng tỷ giá để tác động đến xuất nhập khẩu

trong từng thời kỳ, khuyến khích những ngành hàng, chủng loại hàng hóa tham gia hoạt động

kinh tế đối ngoại, hạn chế nhập khẩu nhằm thực hiện định hướng phát triển cho từng giai

đoạn.

c. Điều tiết thu nhập trong hoạt động kinh tế đối ngoại

Phân phối lại thu nhập giữa các ngành hàng có liên quan đến kinh tế đối ngoại

và giữa các nước có liên quan về kinh tế với nhau.

Khi tỷ giá cao, tức là giảm sức mua của đồng tiền trong nước so với đồng tiền nước

ngoài. Điều này có tác dụng giúp cho nhà xuất khẩu có thêm lợi thế để cạnh tranh tăng thêm

thu nhập cho nhà xuất khẩu.

d. Tỷ giá còn là công cụ sử dụng trong cạnh tranh thương mại, giành giật thị trường

tiêu thụ hàng hóa, khai thác nguyên liệu của nước khác với giá rẻ.

Đó là biện pháp phá giá đồng tiền. Điển hình là nước Mỹ đã dùng công cụ tỷ giá để

cản trở sự xuất khẩu các hàng hóa của Nhật sang Mỹ (đặc biệt là xe hơi). Việc làm này đã gây

thiệt hại cho Nhật, làm giảm thu nhập từ xuất khẩu của Nhật.

Phá giá đồng tiền là việc chính phủ đứng ra tuyên bố giảm giá nội tệ so với ngoại tệ.

Tác động của tỷ giá hối đoái đến các quan hệ kinh tế quốc tế

Tác động đến thương mại quốc tế

  • Khi tỷ giá hối đoái tăng theo nghĩa là đồng nội tệ có giá trị giảm xuống so với đồng ngoại tệ sẽ có tác động bất lợi cho nhập khẩu nhưng lại có lợi cho xuất khẩu.
  • Khi tỷ giá giảm có tác động hạn chế xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu.
    b. Tác động đến hoạt động đầu tư
  • Khi tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ hạn chế việc đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư trong
    nước , vì họ sẽ không có lợi nếu chuyển vốn bằng đồng nội tệ ra nước ngoài để đổi lấy
    ngoại tệ tăng giá. Các khoản vốn đầu tư này nếu được tái đầu tư hoặc để mua hàng hóa
    trong nước thì sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Và ngược lại.

Các biện pháp bình ổn tỷ giá

Nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái

Tình hình cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán của một quốc gia có thể rơi vào một trong ba trạng thái sau: Cân
bằng, thâm hụt hay thặng dư, ảnh hưởng trực tiếp hay nhạy bén đến tỷ giá. Do vậy, nếu cán
cân thanh toán quốc tế dương thì tỷ giá hối đoái có chiều hướng giảm hoặc giữ vững. Ngược
lại nếu BOP âm thì tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng.

Mức độ tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế

Mức độ tăng, giảm GDP thực tế của một nước so với nước khác, trong điều
kiện các nhân tố khác không thay đổi, sẽ làm tăng hay giảm nhu cầu về hàng hóa, dịch
vụ nhập khẩu, do đó sẽ làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu sẽ
tăng lên hay giảm xuống từ đó tác động đến cung cầu về ngoại tệ từ đó làm cho tỷ giá
hối đoái của đồng tiền trong nước so đồng tiền nước ngoài giảm đi hoặc tăng lên.

Khi tỷ lệ lạm phát ở một quốc gia tăng lên hay giảm xuống sẽ làm giá trị của
đồng tiền nước đó thay đổi dẫn tới tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước đó so với nước
ngoài bị biến động.
Nếu mức lạm phát của một nước này cao hơn mức lạm phát của nước khác thì
sức mua của nội tệ sẽ giảm so với ngoại tệ. Lạm phát cao càng kéo dài, đồng tiền càng
mất giá, sức mua của nó càng giảm nhanh, sức mua của tiền trong nước giảm thì sức
mua đối ngoại của nó cũng giảm làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên.

Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước

Ở thị trường nào có mức lãi suất ngắn hạn cao hơn thì những luồng vốn ngắn
hạn có xu hướng đổ về thị trường đó làm cho cung về ngoại tệ tăng lên, cầu về ngoại tệ
giảm do đó tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm.

Các nhân tố có khả năng tác động cung cầu ngoại tệ như

Yếu tố chính trị, kinh tế xã hội, thiên tai chiến tranh… và hoạt động đầu cơ.

Ví dụ: Nếu có sự đình công, biểu tình thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút vốn làm cho ngoại tệ trở nên khan hiếm làm cho cung ngoại tệ giảm do vậy tỷ giá giảm.

Hoạt động của những người đầu cơ ngoại tệ tác động mạnh đến tỷ giá hối đoái.

Khi nhà đầu cơ dự đoán giá của một loại ngoại tệ nào đó sẽ lên, họ sẽ dùng nội
tệ để mua một số lượng lớn ngoại tệ, làm cho ngoại tệ này ở trên thị trường trở nên
khan hiếm, cung sẽ nhỏ hơn cầu về ngoại tệ đó dẫn đến giá của loại ngoại tệ đó tăng do
đó tỷ giá hối đoái tăng lên.

Xem thêm: Các biện pháp bình ổn tỷ giá hối đoái

Loading

Protected by Copyscape DMCA.com Protection Status
error: