Các biện pháp bình ổn tỷ giá hối đoái

Chính sách lãi suất (Lãi suất tái chiết khấu)

Đây là biện pháp được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. Khi tỷ giá hối đoái có sự biến động bất lợi, vượt ra khỏi mức độ có thể chấp nhận được (thường là tăng). Thông qua Ngân hàng Trung ương và các chính phủ thực hiện điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu tăng (lãi suất cho vay tăng và lãi tiền gửi tăng). Kết quả là vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ chuyển dịch vào trong nước để thu lãi cao hơn từ đó cung về ngoại tệ sẽ tăng, nhu cầu về ngoại tệ giảm làm cho tỷ giá hối đoái không có cơ hội để tăng.

Ads


Tuy nhiên, chính sách lãi xuất chiết khấu chỉ có tầm ảnh hưởng nhất định đối với tỷ giá hối đoái, chúng có mối quan hệ tác động theo chiều song song với các yếu tố khác.

Lãi suất không phải nhân tố duy nhất thúc đảy nguồn vốn giữa các nước. Lãi suất biến động do tác động của quan hệ cung cầu của vốn cho vay. Chỉ số lãi suất có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân và trong một tình hình đặc biệt có thể vượt quá tỷ suất lợi nhuận bình quân.

Đối với tỷ giá hối đoái thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định, mà quan hệ này lại do cán cân thanh toán thặng dư hay thiếu hụt. Như vậy, nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá là không giống nhau do đó mà biến động của lãi suất không nhất thiết dẫn đến sự biến động của tỷ giá hối đoái.

Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chạy vào, nhưng khi tình hình chính trị, kinh tế và tiền tệ trong nước không ổn định thì khả năng xảy trường hợp này sẽ giảm, bởi vì đối với vốn nước ngoài, vấn đề đặt ra đầu tiên là sự đảm bảo an của vốn với mức rủi ro hợp lý

Chiết khấu cũng chỉ có ảnh hưởng nhất định và có hạn đối với tỷ giá hối đoái, bởi vì giữa tỷ giá và lãi suất chỉ có quan hệ logic, chứ không có quan hệ nhân quả. Nếu tình hình tiền tệ của các nước đều như nhau thì phương hướng đầu tư ngắn hạn vẫn hướng vào những nước có lãi suất cao. Do vậy, hiện nay chính sách chiết khấu vẫn có ý nghĩa của nó. Điều kiện để thực hiện chính sách lãi suất chiết khấu là phải có một thị trường vốn đủ mạnh, linh hoạt và tự do.

Chính sách hối đoái

Đây là biện pháp trực tiếp mà ngân hàng trung ương tác động đến tỷ giá hối đoái. Thông qua các tổ chức kinh doanh ngoại hối, nhà nước đã chủ động tác động vào cung cầu ngoại tệ bằng việc mua bán vàng và ngoại tệ để trực tiếp điều chỉnh tỷ giá.
Khi tỷ giá ở mức cao (tức là đồng nội tệ giảm giá) tới mức làm ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế trong nước cũng như các hoạt động kinh tế đối ngoại, Ngân hàng trung ương sẽ bán ngoại tệ ra để thu nội tệ về. Khi đó do cung về ngoại tệ tăng tác động làm giảm tỷ giá, kéo tỷ giá xuống. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm xuống, ngân hàng trung ương sẽ mua ngoại tệ vào, tức là kích thích cầu ngoại hối khi cung
chưa kịp biến động để nâng tỷ giá hối đoái lên tới mức hợp lý.

Ảnh hưởng của chính sách hối đoái

Việc áp dụng chính sách hối đoái thường dẫn đến những phản ứng trái ngược nhau của các doanh nghiệp trong và ngoài nước bắt nguồn chủ yếu từ lợi ích kinh tế của nhau. Những mâu thuẫn này thường xảy ra giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.
Nhà nhập khẩu muốn hạ thấp tỷ giá xuống, nhà xuất khẩu mong muốn nâng cao tỷ giá hối đoái. Giữa nhà xuất khẩu vốn muốn hạ thấp tỷ giá xuống với nhà nhập khẩu vốn muốn nâng cao tỷ giá hối đoái. Và mâu thuẫn này xảy ra giữa các nước với nhau vì tỷ giá của một nước nâng lên thì sẽ hạn chế xuất khẩu hàng của nước khác, nhưng lại khuyến khích việc xuất khẩu vốn của nước khác làm cho cán cân thương mại và cán cân thanh toán của nước ngoài với các nước thực hiện chính sách hối đoái này bị thiệt hại.

Điều kiện thực hiện

Để có thể thực hiện có hiệu quả chính sách hối đoái, một trong những điều không thể thiếu được là đòi hỏi Ngân hàng Trung ương cần có lượng dự trữ ngoại tệ thật dồi dào và đủ lớn để có thể can thiệp vào thị trường khi cần thiết tức là phải xây dựng quỹ bình ổn ngoại hối. Chính sách này chỉ có tác dụng tạm thời và hạn chế sự biến động của tỷ giá chứ không thể thay đổi được tình hình tỷ giá trong nước. Nếu tỷ giá giảm sút do cán cân thanh toán quốc tế hay bị lạm phát, ngân hàng trung ương áp dụng chính sách hối đoái là tung ngoại tệ ra bán thì sẽ làm cho dự trữ ngoại tệ càng căng thẳng,
tình hình hao hụt ngày càng nghiêm trọng hơn do vậy tỷ giá hối đoái càng bị giảm sút.

Lập quỹ bình ổn hối đoái

Chính phủ lập ra quỹ riêng nhằm chủ động can thiệp kịp thời vào thị trường tiền tệ khi tỷ giá biến động vượt xa so với mức mà NHTW cho phép.

Phát hành trái phiếu kho bạc bằng đồng tiền quốc gia. Khi ngoại tệ nhiều thì sử dụng quỹ này để mua ngoại tệ nhằm hạn chế mức độ mất giá của ngoại tệ. Ngược lại, trong trường hợp vốn vay chạy ra nước ngoài quỹ bình ổn tung ngoại tệ ra bán nhằm ngăn chặn sự tăng giá ngoại tệ.

Sử dụng vàng để lập quỹ, Khi cán cân thanh toán quốc tế bị thâm hụt, quỹ dự trữ hối đoái sẽ đưa vàng ra bán thu ngoại tệ về để cân bằng cán cân thanh toán. Trường hợp khi ngoại tệ vào nhiều, quỹ tung vàng ra bán để thu về đồng tiền quốc gia, mua ngoại tệ nhằm duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái.

Phá giá tiền tệ

Đây là biện pháp cuối cùng khi NHTW cảm thấy không thể duy trì việc can thiệp bằng các biện pháp kể trên. Là biện pháp hiện đại trong điều chỉnh tỷ giá. Phá giá tiền tệ là việc giảm thấp sức mua của đồng tiền quốc gia so với ngoại tệ. Kết quả của phá giá tiền tệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự gia tăng của tỷ giá hối đoái. Phá giá tiền tệ được áp dụng trong điều kiện duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Phá giá tiền tệ là biện pháp mạnh, chỉ được sử dụng trong những trường hợp hết sức cần thiết.

Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái

Chính sách tỷ giá hối đoái là một hệ thống các công cụ dùng để tác động vào cung cầu ngoại tệ trên thị trường từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá nhằm đạt được những mục tiêu cần thiết. Về cơ bản, chính sách tỷ giá hối đoái tập trung vào hai vấn đề: Hoạch định và chọn lựa chế độ tỷ giá

Điều chỉnh tỷ giá hối đoái

Chế độ tỷ giá hối đoái

Chế độ tỷ giá hối đoái là các loại hình tỷ giá được các quốc gia áp dụng, lựa chọn. Bao gồm các quy tắc xác định phương thức mua bán ngoại tệ giữa các thể nhân hay pháp nhân trên thị trường. Các loại chế độ tỷ giá

  • Chế độ tỷ giá cố định:

Tỷ giá cố định là tỷ giá được cố định (giữ không đổi) hoặc chỉ được cho phép dao động trong một phạm vi rất hẹp. Nếu tỷ giá bắt đầu dao động quá nhiều thì các chính phủ có thể can thiệp để duy trì tỷ giá hối đoái trong vòng giới hạn của phạm vi này.

Chế độ tỷ giá hối đoái cố định là một chế độ tỷ giá hối đoái được nhà nước công bố sẽ duy trì không thay đổi tỷ giá giữa đồng nội tệ với một đồng ngoại tệ nào đó.

Đặc điểm của chế độ tỷ giá cố định

Về cơ bản, những lực cung – cầu vẫn tồn tại trong thị trường ngoại tệ và chi phối số lượng cung – cầu ngoại tệ trên thị trường.
Nhà nước cam kết sẽ duy trì tỷ giá hối đoái ở mức độ cố định nào đó bằng cách xem sét nếu cung trên thị trường lớn hơn cầu ở mức tỷ giá cố định thì nhà nước đảm bảo mua hết số dư cung ngoại tệ. Nếu cung trên thị trường nhỏ hơn cầu ở mức tỷ giá cố định đó thì nhà nước sẽ đảm bảo cung cấp một lượng ngoại tệ bằng đúng lượng dư cầu. Nhà nước sẽ thực hiện hoạt động mua bán lượng dư cung hay cầu đó với tư cách là người mua bán cuối cùng, người điều phối.

Thay đổi mức tỷ giá cố định.

Chế đô tỷ giá cố định được một số nước áp dụng như Trung Quốc từ những năm 80 của thập niên 20. Đáng chú ý là Thái Lan với cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ tháng 7/1999 do áp dụng chế độ tỷ giá cố định quá lâu. Nước ta trước năm 1991 đã áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái này. Nói chung chế độ tỷ giá này chỉ phù hợp với một thời gian nào đó mà thôi. Hiện nay chế độ tỷ giá hối đoái này coi như không được áp dụng trên thế giới.

Điều kiện: Phải có sự can thiệp của chính phủ

Ưu điểm: Đảm bảo sự ổn định về tỷ giá trong một thời gian dài.

Nhược điểm: Không phản ánh đúng tỷ giá thị trường do vậy phát sinh tình trạng tỷ giá ngầm. Đây chỉ là tỷ giá mang tính hình thức.

Chế độ tỷ giá thả nổi tự do

TGHĐ được xác định hoàn toàn dựa trên tương quan (mối quan hệ) cung cầu giữa các đồng tiền trên thị trường ngoại hối mà không cần đến bất kỳ sự can thiệp nào của NHTW. Chế độ tỷ giá thả nổi là chế độ mà trong đó tỷ giá hối đoái được xác định và vận động một cách tự do theo quy luật thị trường mà trực tiếp là quy luật cung – cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ.

Đặc điểm của chế độ tỷ giá thả nổi

Tỷ giá hối đoái được xác định và thay đổi hoàn toàn tùy thuộc vào tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Nhà nước hoàn toàn không có bất cứ một tuyên bố, một cam kết nào về điều hành và chỉ đạo tỷ giá. Nhà nước không có bất kỳ sự can thiệp trực tiếp nào vào thị trường ngoại tệ.

Ưu điểm: Chế độ tỷ giá hối đoái này đảm bảo cán cân thanh toán, đảm bảo chính sách tiền tệ, làm cho nền kinh tế trở nên độc lập, góp phần ổn định kinh tế, đầu tư tư nhân, ổn định thị trường. Chính sách này được nhiều nước tư bản có đồng tiền mạnh áp dụng như Mỹ, Anh…
Nhược điểm: Đặt ra những rủi ro khó lường trước cho việc quản lý nguồn vốn và hoạt động xuất nhập khẩu.

Khi xảy ra những biến động về cung cầu của các đồng tiền thì các đồng tiền sẽ có xu hướng tăng hoặc giảm giá một cách tự động.

Điều kiện áp dụng

Đối với những nước đã có thị trường ngoại hối tương đối hoàn chỉnh.

  • Chế độ tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của nhà nước

Về cơ bản tỷ giá do thị trường quyết định nhưng có sự can thiệp của nhà nước vào những lúc cần thiết nhằm tránh những cơn sốc về tỷ giá, hạn chế sự biến động.
Tỷ giá được xác định và thay đổi hoàn toàn phụ thuộc tình hình quan hệ cung cầu trên thị trường.
Ngân hàng nhà nước tuyên bố một mức biến động cho phép đối với tỷ giá và chỉ can thiệp vào thị trường với tư cách là người mua bán cuối cùng khi tỷ giá có sự biến động mạnh vượt mức cho phép.

Nếu tình hình kinh tế có những thay đổi lớn thì mức tỷ giá hối đoái, biên độ dao động cho phép được nhà nước xác định và công bố lại.
Do những ưu điểm của chế độ này nên chế độ này được nhiều nước áp dụng đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Xem thêm: TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Loading

Protected by Copyscape DMCA.com Protection Status
error: