Giao dịch ngoại hối là gì?

Giao dịch ngoại hối hay giao dịch tiền tệ là hoạt động chuyển đổi loại tiền tệ này sang loại tiền tệ khác, người tham gia có thể là cá nhân, nhà đầu tư lẻ nhỏ, doanh nghiệp, hoặc ngân hàng. Thị trường giao dịch ngoại hối có thể được hiểu là nơi kết nối giữa người mua và người bán, đáp ứng nhu cầu tiền tệ và trao đổi với một mức giá thỏa thuận. Ví dụ đơn giản nhất: khi bạn đi du lịch nước ngoài, bạn cần quy đổi tiền tệ của mình sang tiền tệ của nước sở tại. 

Là thị trường tài chính lớn nhất, giao dịch ngoại hối không chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường mà còn đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế. Thị trường ngoại hối là thị trường lớn nhất thế giới xét về khối lượng giao dịch cũng như quy mô giao dịch. Việc quy đổi tiền tệ là 

Thị trường tài chính lớn nhất thế giới | Một trong những thị trường sôi động nhất với khối lượng giao dịch 5000 tỷ USD mỗi ngày.

Thị trường giao dịch ngoại hối hoạt động như thế nào?

Không giống với các thị trường tài chính khác như hàng hoá, cổ phiếu chứng khoán, giao dịch ngoại hối không được thực hiện trên sàn giao dịch mà thực hiện trực tiếp bởi người mua và người bán trên mạng lưới phi tập trung, kết nối giữa các ngân hàng lớn toàn cầu tại các múi giờ khác nhau như London, New York, Sydney và Tokyo qua hình thức Over-the-counter (OTC), do đó các giao dịch ngoại hối có thể được thực hiện trên 24h trong tuần. 

Có ba loại thị trường ngoại hối

  • Spot Forex – Giao dịch trực tiếp giữa các cặp tiền tệ, giao dịch và thanh toán tức thì hoặc trong một khoảng thời gian ngắn
  • Forward Forex – Giao dịch ngoại hối kỳ hạn, hột hợp đồng thỏa thuận mua bán giao dịch và thanh toán tại một thời điểm nhất định trong tương lai 
  • Future Forex – Khác với Forward Forex, loại giao dịch này được ràng buộc bởi pháp lý, thỏa thuận mua bán với một số lượng nhất định trong tương lai

Hầu hết các nhà giao dịch không sở hữu ngoại hối khi giao dịch, mà dựa trên những thay đổi về tỷ giá, biến động giá hàng ngày để đạt lợi nhuận.

Tỷ giá hối đoái là gì? Loại tiền tệ định giá và tiền tệ cơ sở

Ngoại hối được giao dịch theo cặp, tỷ giá của một cặp ngoại hối được tính bằng giá trị quy đổi của tiền tệ cơ sở và tiền tệ định giá. 

Mỗi loại tiền tệ được liệt kê dưới dạng mã với 3 chữ cái, ví dụ như: EUR / USD là cặp tiền đồng Euro của Châu Âu và đồng đô la Mỹ. Nếu tỷ giá của cặp này là 1.20, có nghĩa là 1 đồng EUR = 1.20 đồng USD. 

Nếu đồng Euro tăng lên so với đồng USD, thì tỷ giá này sẽ tăng (trong trường này nhà giao dịch sẽ mua vào để kiếm lợi nhuận từ mức chênh lệch giá), và ngược lại nếu đồng Euro giảm giá so với đồng USD thì tỷ giá này giảm (nhà giao dịch sẽ đặt lệnh bán cặp ngoại hối này hay còn gọi là bán khống).

Có những cặp ngoại hối nào? Tỷ giá hối đoái của những cặp này chịu chi phối bởi những yếu tố gì?

  • Cặp ngoại hối chính – Hiện có 7 cặp ngoại hối chiếm 80% khối lượng giao dịch trên thế giới đó là – EUR/ USD, USD/JPY, GBP/USD, USD/CHF, USD/CAD, và AUD/USD 

(*Có thể thấy rất rõ là mỗi cặp ngoại hối chính đều có sự xuất hiện của đồng USD)

  • Cặp ngoại hối phụ – Các cặp tiền tệ này không được giao dịch phổ biến trên thị trường, và không có đồng USD
  • Cặp ngoại hối Exotic – Cặp tiền này bao gồm loại tiền chính và loại tiền tệ của các nền kinh nhỏ
  • Cặp ngoại hối theo khu vực – các cặp tiền này được phân loại theo khu vực, ví dụ như cặp EUR/NOK (đồng Euro so đồng Krona Na-uy), cặp AUD/NZD (đô la Úc so với đô la New Zealand)…

Những yếu tố nào tác động tới tỷ giá ngoại hối?

Thị trường ngoại hối là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, vì thế việc dự đoán xu hướng thị trường này trở nên tương đối khó khăn. Tuy nhiên, về mặt cơ bản thị trường này chủ yếu chịu chi phối bởi nguồn cung và nguồn cầu, cụ thể là một số yếu tố dưới đây:

  • Ngân hàng Trung ương – với mục tiêu đảm bảo phát triển kinh tế ổn định, giữ vững tỷ lệ lạm phát, đôi NH Trung ương sẽ ra những chính sách có ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị tiền tệ.
  • Tin tức thị trường – Ngân hàng thương mại và các nhà đầu tư lớn luôn muốn rót vốn của mình vào những nền kinh tế đang phát triển hay có xu hướng phát triển mạnh (ví dụ như Việt Nam). Vì vậy, nếu một quốc gia được nhiều dòng vốn từ nước ngoài đầu tư vào, thì khả năng tăng giá tiền tệ của nước đó là rất cao.
  • Tâm lý thị trường – Tâm lý là một yếu tố rất quan trọng trên thị trường giao dịch tài chính, vì hiệu ứng ảnh hưởng của tâm lý có thể chi phối toàn bộ xu hướng thị trường. Do đó, nếu bạn là một nhà giao dịch, bạn cần quyển soát thật tốt tâm lý của mình, đồng thời theo dõi chặt trẽ tâm lý thị trường để có thể điều chỉnh giao dịch kịp thời và chính xác khi cần.
  • Dữ liệu kinh tế – là các dữ liệu phản ánh sức kinh tế của nước đó như số lượng tuyên bố thất nghiệp lần đầu của Mỹ, hay chỉ số kinh tế phi nông nghiệp .v.v
  • Nợ công – dùng để tính toán xếp hạng chỉ số tín dụng của một quốc gia. Một quốc gia có chỉ số tín dụng cao sẽ thu hút được vốn đầu tư từ nước ngoài, đầu tư vào hạ tầng, nâng cấp chất lượng cuộc sống, điều này có ảnh hưởng tích cực tới giá trị tiền tệ của nước đó 

Giao dịch ngoại hối cần chú ý những gì? 

Trên thực tế, giao dịch ngoại hối khá đơn giản, mua hoặc bán tỷ giá của một cặp tiền tệ và đợi cho đến khi xu hướng tỷ giá di chuyển theo hướng có lợi cho vị thế giao dịch của mình, đóng lệnh và đạt lợi nhuận dựa trên mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán. 

Mức chênh lệch giá

Là mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán của một cặp ngoại hối. Giống như thị trường tài chính khác, khi bạn giao dịch ngoại hối, sẽ có 2 mức giá (Mua/Bán) để bạn lựa chọn. Nếu bạn mở một vị thế mua, giá của vị thế mua đó sẽ cao hơn so với thị trường, và ngược lại nếu chọn mở một vị thế bán, giá của vị thế sẽ thấp hơn so với thị trường.

Lô là gì? 

Đơn vị khi giao dịch ngoại hối là lô (hay lot), đóng vai trò dùng để tiêu chuẩn hoá giá trị của các cặp ngoại hối. Lô trong ngoại hối thường biến động liên tục. Một lô tiêu chuẩn là 100.000 đơn vị đồng tiền cơ sở. Vì thế nhà giao dịch nhỏ lẻ thường giao dịch ngoại hối CFD (hợp đồng chênh lệch giá) với đòn bẩy, như thế nhà giao dịch chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ là có thể bắt đầu tham gia thị trường tài chính quốc tế và giao dịch ngoại hối.

Đòn bẩy là gì trong giao dịch ngoại hối?

Chúng ta thường nhìn thấy nhiều loại đòn bẩy như 1:100, 1:200, 1:500 thậm chí còn có 1:1000 khi giao dịch ngoại hối, đòn bẩy giúp khuếch tán khả năng giao dịch để có thể giao dịch với số lượng lớn mà chỉ cần bỏ ra số vốn nhỏ ban đầu (ký quỹ ban đầu)

Mặc dù đòn bẩy làm tăng lợi nhuận, nhưng nó cũng có thể làm tăng thu lỗ nên phải luôn cẩn trọng khi giao dịch với đòn bẩy

Quỹ ký gửi ban đầu trong ngoại hối là gì?

Thuật ngữ ký quỹ là một phần quan trọng trong giao dịch CFD (hợp đồng chênh lệch giá), mô tả khoản tiền ký gửi ban đầu để mở vị thế giao dịch. Mức yêu cầu ký quỹ tuỳ thuộc vào sàn giao dịch bạn chọn, thường giao động khoảng 1% tổng giá trị thế giao dịch được mở. Ví dụ: thay vì nạp vào với số vốn $100.000, bạn chỉ cần có số vốn $1000 là có thể giao dịch

Pip là gì?

Cũng là một đơn vị đo lường, nhưng pip dùng để đo lường mức chuyển động của một cặp ngoại hối. 

Ví dụ: Tỷ giá của cặp EUR/USD giao động từ $1.2020 đến $1.2030, thì nó đã di chuyển được 1 pip 

Cách thức giao dịch ngoại hối 

Không khó để tham gia giao dịch ngoại hối nếu hiểu rõ về cơ cấu và cách thức giao dịch của loại hình giao dịch tài chính này. 

Có 5 bước đơn giản để tham gia giao dịch ngoại hối 

① Đánh giá, quyết định loại hình giao dịch ngoại hối phù hợp với bạn 

② Hiểu rõ về cách thức hoạt động của thị trường này? Cách thức giao dịch đạt lợi nhuận

③ Chọn sàn giao dịch uy tín với mức chênh lệch thấp, $0 phí hoa hồng

  • App giao dịch hiệu quả, đơn giản dễ sử dụng 
  • Trình duyệt Web giao dịch nhanh, thao tác thuận tiện
  • Hỗ trợ nhiều loại phương thức nạp rút tiền, thời gian nạp rút nhanh, không có phí ẩn

⓸ Mở một tài khoản và bắt đầu giao dịch thử

  • Sàn giao dịch uy tín thường cung cấp tài khoản giao dịch demo với đầy đủ chức năng

⑤ Lập kế hoạch, chiến lược giao dịch

  • Dựa vào kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn để xây dựng cho mình một chiến lược giao dịch phù hợp 

* không nên giao dịch theo cảm tính, tâm lý mà luôn giữ bình tĩnh và chờ đợi thời cơ tốt nhất để mở lệnh giao dịch

Tỷ giá chéo

Nhiều cặp tiền tệ chỉ được buôn bán một cách bị động, vì vậy tỷ giá hối đoái của chúng được xác định thông qua mối quan hệ của chúng với một loại tiền tệ thứ ba được giao dịch thông dụng. Ví dụ, một nhà nhập khẩu người Mexico cần đồng yên Nhật để trả cho các mua sắm ở Tokyo. Cả đồng peso (Ps) và đồng yên Nhật (¥) đều thường được báo giá đối với đồng đô la Mỹ. Giả sử các báo giá như sau:

Yên Nhật¥110.73/$
Peso MexicoPs11.4456/$

Nhà nhập khẩu Mexico có thể trả một đô la Mỹ với 11.4456 peso Mexico, và với 1 đô la đó mua 110.73 yên Nhật. Cách tính toán tỷ giá chéo như sau:

(yên Nhật/USdollar)/(Peso Mexico/USdollar) = (¥110.73/$)/(Ps11.4456/$)= ¥9.6745/Ps

Tỷ giá chéo cũng có thể được tính theo nghịch đảo:

(Peso Mexico/USdolla)/(yên Nhật/USdollar) = (Ps11.4456/$)/(¥110.73/$) = Ps 0.1034/¥

Trong các công bố tài chính, tỷ giá chéo thường được xuất hiện dưới dạng một ma trận, như ở Biểu đồ 6.7. Ma trận này cho thấy lượng mỗi đồng tiền (cột) cần thiết để mua một đơn vị tiền tệ của nước ở dòng (hàng), được báo giá bởi The Wall Street Journal.

Biểu đồ 6.7. Tỷ giá một số đồng tiền chính

Giao dịch dựa theo mức chênh lệch tỷ giá

Tỷ giá chéo có thể được sử dụng để kiểm tra các cơ hội kiếm lợi nhuận chênh lệch giữa liên thị trường. giả sử tỷ giá hối đoái được báo giá như sau:

Citibank báo giá đô la Mỹ trên một euro:           $1.2223/€

Barclays bank báo giá đô la trên mỗi bảng Anh:   $1.8410/£

Drendner Bank báo giá euro trên mỗi bảng Anh:      €1.5100/£

Tỷ giá chéo giữa ngân hàng Citibank và Barclays là:

($1.8410/£)/($1.2223/€) = €1.5062/£

Tỷ giá chéo này khác với báo giá của ngân hàng Dredner €1.5100/£, vì vậy phát sinh một cơ hội kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giữa liên thị trường giữa 3 ngân hàng trên. Biểu đồ 6.8A cho thấy các bước được gọi là Tam giác tìm chênh lệch tỷ giá.

Biểu đồ 6.8A Tam Giác tìm Chênh Lệch Tỷ Giá

Một người kinh doanh trên thị trường với 1,000,000 đô la có thể bán giao ngay số tiền đó cho ngân hàng Barclays để lấy $1,000,000  $1.8410/£ = £543,183. Đồng thời, số Bảng này có thể được bán ở ngân hàng Dresdner để lấy £543,183 x €1.5100/£ = €820.206 và người kinh doanh có thể ngay lập tức sau đó bán những Euro này cho ngân hàng Citibank để lấy đô la €820.206 x $1.2223/€ = $1,002,538. Lợi nhuận trên một chiều là một chiều như vậy không rủi ro với lợi nhuận $2.538. Tam giác tìm chênh lệch tỷ giá này có thẻ tiếp tục cho đến khi trạng thái cân bằng của tỷ giá hối đoái được thiết lập lại; đó là, đến khi tỷ giá chéo đã tính bằng với báo giá thực tế, ít hơn bất cứ lợi nhuận biên nhỏ nào so với các chi phí giao dịch.

Biểu đồ 6.8B mô tả một phân tích độ nhạy và trạng thái cân bằng của tỷ giá hối đoái (không có lãi hoặc lỗ) cho tam giác chênh lệch tỷ giá ở biểu đồ 6.8A. Lưu ý rằng, khi báo giá của ngân hàng Dresdner ít hơn Barclays/Citibank, tỷ giá chéo, lỗ có thể được đảo lại bằng cách chuyển tiền ngược chiều kim đồng hồ của dòng chảy của tam giác ở biểu đồ 6.8A. Vì vậy, luôn luôn có thể có lợi nhuận khi báo giá trực tiếp và tỷ giá chéo khác nhau. Ở biểu đồ 6.8B lần đầu tiên chúng tôi sử dụng một bảng tính cho một biểu đồ. Bảng tính đã trở thành một công cụ rất phổ biến trong mọi lĩnh vực chức năng của quản lý kinh doanh ngoaài lĩnh vực tài chính và kế toàn truyền thống của nó. Một số mô hình trong cuốn sách này sẽ sử dụng dạng bảng tính. Mục đích của việc này đó là vừa trình bày nội dung vừa đưa ra cho người đọc một cái nhìn thông suốt về cách thức mà nội dung được xây dựng hoặc tính toán. Chúng tôi cho rằng bạn đã quen thuộc với các thao tác bảng tính cơ bản (thành phần tính toán là mục đích thứ hai của biểu đồ).

Hai khía cạnh nên lưu ý: 1) Những sự chênh lệch lợi nhuận này chỉ thực thiện được khi đối tượng tham gia tiếp xúc ngay được với các báo giá và chấp hành. Vì vậy, ngoại trừ một số trường hợp hiếm, những chênh lệch lợi nhuận này được tiền hành chỉ bởi những người kinh doanh tỷ giá hối đoái. Công chúng khó có thể tham gia được.  2) Những ngân hàng kinh doanh có thể tiến hành kinh doanh chênh lệch tỷ giá mà không cần một khoản tiền từ đầu, khác với tính dụng đứng của ngân hàng họ, bởi vì người kinh doanh có thể vào một thị trường và sau đó “rửa sạch” ( nghĩa là bù trừ) bằng các phương tiện điện tử trước khi sau 2 ngày quyết toán thông thường.

Biểu đồ 6.8B Tam Giác tìm Chênh Lệch Tỷ Giá

Đo lường sự thay đổi trong tỷ giá ngoại hối

Giả sử đồng franc Thụy Sĩ được báo giá ở SF1.6351/$ (bằng với $0.61158/SF) đột nhiên tăng lên SF1.5000/$ (tức bằng $0.66667/SF). Phần trăm tăng lên trong giá trị đô la của đồng franc là bao nhiêu, và vì vậy trong giá trị của franc Thụy Sĩ bằng khoản phải thu hoặc khoản phải trả bởi người Mỹ là bao nhiều? Với báo giá kỳ hạn bằng phần trăm thì đồng tiền nước chủ nhà là rất quan trọng.

Báo giá theo đồng nội tệ (báo giá trực tiếp)

Khi giá đồng nội tệ của của một ngoại tệ được sử dụng, công thức cho phần trăm thay đổi trong đồng ngoài tệ là như sau:

%∆ = (Tỷ giá cuối kỳ-Tỷ giá đầu kỳ)/(tỷ giá đầu kỳ) ×100= ( $0.66667/SF -$0.61158/SF)/($0.61158/SF) ×100= +9.008%

Trong ví dụ này, đồng franc Thụy Sĩ mạnh hơn 9.008% tại tỷ giá cuối kỳ. Người giữ khoản phải thu đồng Thụy Sĩ sẽ nhận thêm 9.008% số đô la, nhưng với những người nợ đồng franc Thụy Sĩ thì sẽ phải trả thêm 9.008% để mua chúng.

Báo giá theo đồng ngoại tệ (báo giá gián tiếp)

Khi giá ngoại tệ của nội tệ được sử dụng, công thức phần trăm thay đổi sẽ được tính như sau:

%∆ = (Tỷ giá đầu kỳ-Tỷ giá cuối kỳ)/(Tỷ giá cuối kỳ) ×100= ( SF1.6351/$ -SF1.5000/$ )/(SF1.5000/$ ) ×100= +9.008%

Ở cả hai cách tính, đồng franc Thụy Sĩ đều tăng lên 9.008% trong giá trị với đô la.

Một lưu ý cuối cùng nữa là sự rõ ràng về tính toán này. Nhiều học sinh thực hiện 2 phép tính trên và cho ra hai giá trị dù rất gần nhau nhưng vẫn khác nhau. Nếu phép tính thứ hai (hoặc ngược lại) được tính như sau, sử dụng báo giá nghịch đảo chính xác, thì kết quả phần trăm sẽ giống chính xác, +9.008%.

∆ = (Tỷ giá đầu kỳ-Tỷ giá cuối kỳ)/(Tỷ giá cuối kỳ) ×100= (1/( $0.61158/SF) -1/($0.66667/SF) )/(1/($0.66667/SF) )×100= +9.008%

CÁC ĐIỂM TÓM TẮT

  • Ba chức năng chính của thị trường ngoại hối là chuyển giao sức mua, cung cấp tín dụng và hạn chế rủi ro ngoại hối.
  • Thị trường ngoại hối bao gồm 2 tầng hoạt động: thị trường liên ngân hajgf và thị trường khách hàng nhỏ lẻ. Các đối tượng tham gia trong hai tầng này gồm ngân hàng, nhà kinh doanh ngoại hối phi ngân hàng, các cá nhân và công ty tiến hành các giao dịch thương mại và đầu tư, các nhà đầu cơ và tìm kiếm chênh lệch, các ngân hàng trung ương và kho bạc.
  • Về địa lý, thị trường ngoại hối mở rộng ra khắp toàn cầu, với giá cả thay đổi và kinh doanh tiền tệ bất cứ nơi đâu bất cứ lúc nào.
  • Tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền thể hiện thông qua một loại tiền khác. Một báo giá ngoại hối là một tuyên bố sẵn sàng mua hoặc sẵn sàng bán tại mức tỷ giá đã công bố.
  • Các giao dịch trong thị trường ngoại hối được thực hiện bởi các giao dịch giao ngay, tức yêu cầu giao nhận và thanh toán thông thường diễn ra sau 2 ngày làm việc, và cả các giao dịch kỳ hạn hoặc hoán đổi, tức yêu cầu giao nhận và thanh toán diễn ra vào một ngày đã xác định ở tương lai.
  • Báo giá theo cách Châu Âu là giá ngoại tệ của một đô la Mỹ. Báo giá theo cách Mỹ là giá đô la Mỹ của một đồng ngoại tê.
  • Báo giá có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Báo giá trực tiếp có nghĩa là giá đồng nội tệ của một đơn vị ngoại tệ, trong khi đó báo giá gián tiếp là giá ngoại tệ của một đồng nội tệ.
  • Gián tiếp và trực tiếp không giống như cách Châu Âu và Mỹ, bởi vì đồng nội tệ sẽ thay đổi dựa vào việc xác định ai là người tính, trong khi cách Châu Âu thì luôn luôn giá ngoại tệ của một đô la.
  • Tỷ giá chéo là một tỷ giá hối đoái giữa hai loại tiền tệ, được tính từ mối quan hệ chung của chúng với một đồng tiền thứ ba. Khi tỷ giá chéo khác nhau giữa 2 loại tiền tệ, cơ hội kiếm lợi nhuận chênh lệch liên thị trường sẽ xuất hiện.   

Loading

Protected by Copyscape DMCA.com Protection Status
error: