Your cart is currently empty!
Chứng khoán Mỹ và Quy mô thị trường ngoại hối
Top 10 chứng khoán Mỹ đáng để mua trong năm 2021
- Danh sách top 10 chứng khoán Mỹ
- Tại sao nên đầu tư giao dịch chứng khoán Mỹ?
- Thị trường chứng khoán mỹ hiện tại và xu hướng trong tương lai
- Top 10 chứng khoán Mỹ có đặc điểm gì?
- Cách giao dịch chứng khoán Mỹ
Quy mô thị trường ngoại hối
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), kết hợp với các Ngân hàng Trung ương Thế giới, đã tiến hành một cuộc khảo sát các hoạt động kinh doanh tiền tệ mỗi ba năm. Cuộc khảo sát gần đây nhất, được thực hiện vào tháng Tư năm 2007, ước tính doanh thu thuần toàn cầu mỗi ngày trong hoạt động thị trường ngoại hối là 32 tỷ $. Đây là một sự gia tăng lớn với gần 70% so với dự toán khảo sát năm 2004 là 19 tỷ $. Các dữ liệu BIS cho các cuộc điều tra từ năm 1989 và 2007 được thể hiện trong biểu đồ 6.2 dưới đây.
Kim ngạch ngoại hối toàn cầu ở hình 6.2 được chia thành ba loại công cụ tiền tệ: giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, hoán đổi. Tất cả ba loại giao dịch tiền tệ đã tăng đáng kể từ năm 2004 đến năm 2007, một sự thay đổi tương đối khác biệt so với những kết quả được báo cáo trong cuộc điều tra năm 2001 và 2004.
- Giao dịch giao ngay đã tăng từ 621.tỷ $ trong năm 2004 lên 1.005 tỷ $ năm 2007 mỗi ngày, tăng 62%.
- Giao dịch kỳ hạn đã tăng từ 208 tỷ $ mỗi ngày trong năm 2004 lên 363 tỷ $ mỗi ngày trong năm 2007, tăng 74%.
- Giao dịch hoán đổi, cho thấy sự tăng trưởng lớn nhất, tăng từ 944 tỷ $ mỗi ngày năm 2004 lên hơn tỷ 1.714 tỷ $ mỗi ngày trong năm 2007, tăng 82%.
Tại sao lại có sự gia tăng lớn như vậy? BIS tin rằng một sự kết hợp của ba loại giao dịch tiền tệ này đã tạo sự tăng trưởng lớn. Đầu tiên, một loạt các tập đoàn đầu tư chuyên ngành bao gồm các Quỹ đầu tư thanh khoản đã có sự mở rộng đáng kể cho hoạt động đầu tư của mình. Thứ hai, các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư dài hạn đối với tổ chức quốc tế (những tổ chức có danh mục đầu tư đa dạng) và có liên quan đến trao đổi tiền tệ. Và thứ ba, mức độ giao dịch trên máy tính kỹ thuật cao gia tăng đáng kể về, đáng chú ý nhất là các giao dịch thuật toán.
Hình 6.3 cho thấy tỷ lệ của các giao dịch ngoại hối trên các thị trường quan trọng nhất trên thế giới trong năm 2007. Cần lưu ý rằng mặc dù các dữ liệu được thu thập và báo cáo trên cơ sở quốc gia, ví dụ như “Hoa Kỳ” thì nên được hiểu là “New York” do thực tế rằng phần lớn các giao dịch ngoại hối diễn ra ở thành phố lớn của mỗi nước. Điều này là đúng nhất cho trường hợp ở “Vương quốc Anh” với “London”.
Rõ ràng, Vương quốc Anh (Luân Đôn) tiếp tục là trung tâm của hoạt động ngoại hối thế giới, với doanh thu ngoại hối 1 359 tỷ đô/ngày, chiếm đến 34,1% của trao đổi thế giới mỗi ngày. Mỹ ( New York) vẫn giữ vị trí lớn thứ hai với doanh thu ngoại hối 664 tỷ đô/ngày, chiếm 16,6% của thương mại toàn cầu. chỉ Luân Đôn và New York hiện tại đã chiếm 50% của tất cả các hoạt động trên thị trường ngoại hối, một sự tập trung chưa từng thấy kể từ khi BIS thực hiện khảo sát thị trường ngoại hối. Cũng có một sự thay đổi đáng kể trong các mức độ hoạt động của các quốc gia kinh doanh ngoại hối lớn khác. Thụy sĩ đã đi lên đáng kể trong những năm gần đây, và hiện tại là trung tâm thương mại lớn thứ ba chiếm 6,1% của thương mại thế giới, theo sau là Nhật Bản (6%), Singapore (5,8%), Hong Kong (4,4%), Úc (4,2%), Pháp (3%), Đức (2,5%) và Đan Mạch ở vị trí thứ mười (2,2%). Hong Kong là một trung tâm khác của hoạt động thương mại có mức tăng trưởng rõ rệt trong những năm gần đây, chủ yếu trong vai trò là sự liên kết kinh tế và tài chính quan trọng với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc. Một điều thú vị, Úc đã và đang phát triển đáng kể trong những năm gần đây, việc này phản ánh nhu cầu trao đổi các loại tiền tệ có mối liên hệ với cái được gọi là kinh doanh chênh lệch lãi suất, trong đó vốn đổ vào các nước theo đuổi lợi nhuận lãi suất cao. Chủ đề này sẽ được trình bày cụ thể hơn tại chương 7.
Các bộ phận tiền tệ cấu thành của doanh thu ngoại hối, được trình bày tại biểu đồ 6.4, đồng thời mô tả sự thay đổi trong những năm gần đây. Bởi vì mọi đơn vị tiền tệ được mua bán dựa vào một số loại tiền tệ khác, mọi phần trăm ở biểu dồ 6.4 là của loại tiền tệ đó đối với một loại tiền khác; trong trường hợp này là đồng đô la Mỹ. Các xu hướng khá là rõ ràng: tỉ giá tính chéo của đồng đô la Mỹ/ Euro và đồng Yên Nhật/đồng đô la Mỹ có xu hướng giảm đi, dù khá chậm. Tuy nhiên, điều rõ ràng là một số loại tiền tệ khác như đồng đô la Úc, đã tăng lên trong các hoạt động. Tỷ lệ đang tăng lên của đô la Hong Kong cũng đáng chú ý, có thể phản ánh mối liên kết kinh tế và tài chính của Hong Kong với sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Một lưu ý thêm mà biểu đồ 6.4 không phản ánh, là sự tăng trưởng trong các loại tiền tệ của thị trường mới nổi. Lần đầu tiên, tỉ lệ phần trăm của các loại tiền tệ của thị trường mới nổi tăng lên, chiếm hơn 20% của tất cả các giao dịch trong tháng 4 năm 2007
Bảng 6.4 Doanh Thu Thị Trường Ngoại Hối (trung bình hàng ngày vào tháng Tư)
Tỷ Giá Hối Đoái và Báo Giá Ngoại Hối
Tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền thể hiện thông qua một loại tiền khác.
Một báo giá ngoại hối là một tuyên bố sẵn sàng mua hoặc bán tại mức tỷ giá đã công bố.
Trong thị trường bán lẻ ( bao gồm tạp chí và các buồng đổi ngoại hối), báo giá ngoại hối thường được đưa ra nhiều nhất dưới dạng giá đồng nội tệ của một ngoại tệ và thường được ra cho các cặp ngoại tệ. Tuy nhiên, việc này không thống nhất trên toàn thế giới. Như được mô tả trong phần tiếp theo, thị trường liên ngân hàng chuyên nghiệp đã tiêu chuẩn hóa hệ thống báo giá ngoại hối của nó.
Báo giá ngoại hối liên ngân hàng
Trở lại biểu đồ 6.4, phần lớn các giao dịch ngoại hối được thực hiện thông qua đồng đô la Mỹ. Các nhà buôn chuyên nghiệp và các nhà trung gian có thể công bố các báo giá ngoại hối theo một hoặc hai cách: giá ngoại tệ của một đồng đô la hoặc giá đô la của một đơn vị ngoại tệ. Nhiều loại ngoại tệ trên thế giới được công bố dựa trên số lượng các đơn vị của ngoại tệ cần thiết để mua 1 đô la. Ví dụ: tỉ giá hối đoái giữa đồng đô la Mỹ và đồng francs Thụy Sĩ thường được công bố như sau:
SF1.6000/$, đọc là “1.6000 francs Thụy Sĩ trên một đô la”
Phương pháp này được gọi là cách Châu âu, trình bày tỷ giá theo giá ngoại tệ của một đồng đô la Mỹ. Một cách khác nữa được gọi là cách Mỹ. Tỷ giá hối đoái trên sẽ được ghi theo cách Mỹ như sau:
$0.6250/SF, đọc là “ 0.6250 đô la trên một franc Thụy Sĩ”
Theo cách Mỹ, cá tỷ giá hối đoái được công bố theo giá đô la của một đơn vị ngoại tệ. Lưu ý rằng cách Châu Âu và cách Mỹ là phép nghịch đảo của nhau:
1/(SF1.6000/$)=$0.6250/SF
Với vài ngoại lệ, bao gồm 2 trường hợp quan trọng, nhiều báo giá ngoại hối liên ngân hàng trên khắp thế giới công bố theo cách Châu Âu. Vì vậy, trên toàn thế giới, cách thông thường của báo giá ngoại hối mối quan hệ giữa đồng franc Thụy Sĩ và đô la Mỹ là SF1.6000/$; phương pháp này cũng có thể được gọi là cách Thụy Sĩ. Một báo giá của đồng yên Nhật ¥118.32/$ được gọi là “ cách Nhật Bản” , tuy vậy cách nói “ cách báo giá Châu Âu” vẫn thường được sử dụng như là tên gọi chung cho giá cả tiền tệ Châu Á cũng như Châu Âu của đô la. Báo giá theo cách Châu Âu được sử dụng như là một phương pháp phổ biến để phát biểu tỷ giá hối đoái cho hấu hết các ngoại tệ (nhưng không phải tất cả) vào năm 1978 để hỗ trợ thương mại thế giới thông qua viễn thông.
Như đã đề cập, tồn tại một số trường hợp ngoại lệ théo cách báo giá Châu Âu. Hai trường hợp quan trọng là các báo giá ngoại hối cho đồng euro và cho bảng Anh. Đồng euro, lần đầu được giao dịch vào tháng 1năm 1999, và bảng Anh đều được báo giá ngoại hối theo cách ; đó là , giá đô la Mỹ của một đồng euro hoặc một bảng Anh. Thêm vào đó, đô la Úc và đô la NewZealand thông thường được báo giá theo cách Mỹ. Bảng Anh được báo giá như là giá ngoại tệ của một pound vì các lý do mang tính lịch sử. Trong hàng thế kỷ, một bảng Anh bao gồm 20 shiling, mỗi shilling lại có 12 pence. Nhân và chia với đơn vị tền tệ phi thập phân là rất khó khăn. Các tùy biến của báo giá ngoại hối ra đời ở Luân Đôn, sau đó nguồn vốn tài chính không thể tranh cãi nữa được công bố ở các đơn vị ngoại tệ trên một bảng Anh. Việc này vẫn còn tồn tại thậm chí sau khi bảng Anh đã thay đổi thành số thập phân vào năm 1971.
Cách báo giá ngoại hối theo Mỹ được sử dụng trong việc báo giá các tỷ giá cho nhiều lựa chọn ngoại tệ và các thị trường trong tương lai cũng như thị trường bán lẻ trong việc giải quyết các giao dịch chuyển đổi của khách du lịch và cá nhân. Cáp có nghĩa là tỷ giá hối đaái giữa đô la Mỹ và bảng Anh, tên gọi này được lấy từ khi mà các giao dịch trên đồng đô la và bảng Anh được tiến hành thông qua cáp điện báo xuyên Đại Tây Dương. Một đô la Canada là một loonie, được đặt tên theo con thủy điểu trên đồng xu 1 đồng Canada. Paris có nghĩa là đồng franc Pháp, Kiwi là viết tắt của đô la New Zealand, Aussie thay cho đô la Úc, Swissie cho franc Thụy Sĩ và đô la Sing thay cho đô la Singapore.
Các lượng tiền tệ phải chính xác trong các cuộc thỏa thuận ngoại hối nhằm tránh các sai lầm lớn. Không may, từ “tỷ” có nghĩa khác nhau giữa tiếng anh của người Mỹ và người Anh. Đối với người Anh, 1 tỷ là số 1 theo sau bởi 12 chữ số 0: 1,000,000,000,000 hoặc một triệu của một triệu. Trong khi đó ở Pháp và Mỹ, hệ thống các con số dựa trên các nhóm 3 thay vì nhóm 4, 1 tỷ có nghĩa là 1 ngàn triệu hay 1,000,000,000. Đối với người Anh, “một nghìn tỷ” là một triệu tỷ, trong khi người Pháp và Mỹ lại sử dụng “1 nghìn tỷ” là một ngàn tỷ, giống như một tỷ của người Anh. Để tránh những hiểu nhầm, những người kinh doanh ngoại tệ sử dụng từ “yard” để chỉ 1 tỷ đô Mỹ.
Báo giá ngoại hối trực tiếp và gián tiếp
Báo giá ngoại hối có thể sử dụng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. trong cặp định nghĩa này, chủ thể quốc gia của các loại tiền tệ được thảo luận là rất quan trọng.
Cách báo trực tiếp là giá đồng nội tệ của một đơn vị ngoại tệ và cách báo gián tiếp là giá đồng ngoại tệ của một đơn vị nội tệ. Hình thức của báo giá phụ thuộc vào cái người nói xác định đâu là “nước nhà”.
Báo giá ngoại hối SF1.6000/$ là một báo giá trực tiếp ở Thụy Sĩ – giá đồng nước nhà Thụy Sĩ (Franc Thụy Sĩ) của một đồng ngoại tệ (đô la Mỹ). Chính xác cùng một báo giá SF1.6000/$, là một báo giá gián tiếp khi được sử dụng ở Mỹ – bây giờ thì giá ngoại tệ (franc Thụy Sĩ) của đồng nước nhà (đô la Mỹ). Nghịch đảo của báo giá này,$0.6250/SF, là một báo giá trực tiếp tại Mỹ và là báo giá gián tiếp tại Thụy Sĩ.
Báo giá đồng đô la trực tiếp đối với franc Thụy Sĩ, $0.6250/SF trong ví dụ trước có thể cũng được hiểu là giá trị bên ngoài franc Thụy Sĩ – nghĩa là giá trị của 1 franc Thụy Sĩ bên ngoài đất nước Thụy Sĩ. Giá trị bên trong của franc Thụy Sĩ là SF1.6000/$ – số lượng franc Thụy Sĩ cần thiết để mua được một đô la.
Báo giá chào mua (bid) và báo giá chào bán (ask)
Báo giá liên ngân hàng bao gồm giá chào bán và giá chào mua. Giá chào mua là mức giá mà tại đó một nhà kinh doanh tiền tệ sẽ mua một loại tiền tệ khác. Giá chào bán là mức giá mà tại đó một nhà kinh doanh tiền tế sẽ bán các loại tiền tệ. Nhà kinh doanh tiền tệ chào mua tại một mức giá và chào bán tại một mức giá khác cao hơn 1 chút, thu lợi nhuận từ từ khoản chênh lệch giữa mức giá mua và bán.
Báo giá chào bán và báo giá chào mua trên thị trường ngoại hối bề ngoài có vẻ phức tạp do việc chào bán một loại tiền tệ cũng là đề nghị cho một loại tiền tệ đối lại. Một người kinh doanh tìm mua đô la với franc Thụy Sĩ sẽ đồng thời đề nghị bán franc Thụy Sĩ để lấy đô la. Giả sử một ngân hàng làm các báo giá được trình bày ở trên cùng của Biểu đồ 6.5 cho đồng Yên Nhật. Các báo giá giao ngay trên dòng đầu tiên chỉ ra rằng người kinh doanh ngoại hối của ngân hàng sẽ mua đô la (tức là bán Yên Nhật) tại giá chào bán ¥118.27 trên một đô la. Người kinh doanh sẽ bán đô la (tức mua Yên Nhật) tại giá chào mua ¥118.37 trên một đô la.
Như minh họa ở biểu đồ 6.5, tuy nhiên, báo giá kỳ hạn ( toàn bộ giá của các điểm thập phân của nó) thường được diễn đạt một cách điển hình chỉ cho tỷ giá giao ngay hiện tại. Tuy nhiên, người kinh doanh có khuynh hướng rút gọn khi nói qua điện thoại hoặc đưa các báo giá trên màn hình video. Trong kỳ hạn đầu, giá chào bán của một báo giá ngay có thể được đưa ra đầy đủ, là “118.27”. Tuy nhiên, ở kì hạn thứ hai, giá chào mua có thể được được diễn đạt chỉ có những chữ số khác so với giá chào bán. Vì vậy, trên màn hình video giá chào bán và chào mua cho đồng yên giao ngay có thể được ghi là “118.27-37.”
Biểu đồ 6.5: Tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn: Euro và Yên Nhật
Thể hiện các báo giá kỳ hạn bằng điểm
Các báo giá giao ngay đưa ra trên dòng trên cùng cho mỗi tiền tệ ở Biểu đồ 6.5 là kì hạn: ¥118.27/$ cho giá chào mua giao ngay và ¥118.37/$ cho giá chào bán giao ngay. Tuy nhiên tỷ giá kì hạn thường được báo giá theo “điểm”, cũng có nghĩa là tỷ giá tiền mặt và tỷ giá giao ngay, tùy theo đáo hạn. Một điểm là chữ số cuối của một báo giá, với quy ước đọc để viết là con số phía bên phải của số thập phân. Các mức giá tiền tệ cho đô la Mỹ thường được biểu hiện bằng 4 điểm số thập phân. Vì vậy, một điểm bằng với 0.0001 của nhiều loại tiền tệ. Một số tiền tệ, ví dụ như đồng Yên Nhật được đưa ra ở Biểu đồ 6.5, được báo giá chỉ với 2 điểm số thập phân. Một báo giá kỳ hạn được thể hiện bằng điểm như vậy không phải là một tỷ giá hối đoái. Đúng hơn, nó là sự khác biệt giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay. Vì vậy, tỷ giá giao ngay tự nó không thể được niêm yết trên dựa trên điểm.
Các điểm báo giá kì hạn 3 tháng cho đồng Yên Nhật ở Biểu đồ 6.5 là giá chào mua -143 và -140 giá chào bán. Con số đầu (-143) chỉ các điểm khác so với giá chào mua giao ngay, và con số (-140) chỉ các điểm khác so với giá chào bán giao ngay. Với các báo giá kì hạn của giá chào mua 118.27 và giá chào bán 118.37, tỷ giá kì hạn 3 tháng được tính như sau:
Giá chào mua | Giá chào bán | |
Giao ngay | ¥118.27 | ¥118.37 |
Các điểm thêm (3 tháng) | -1.43 | -1.40 |
Kì hạn | ¥116.84 | ¥116.97 |
Các báo giá chào mua và chào bán ở Biểu đồ 6.5 cho 2 năm hoặc hơn được gọi là tỷ giá hoán đổi. Như đã đề cập trước đó, nhiều giao dịch kì hạn trên thị trường liên ngân hàng liên quan đến một sư mua đồng thời vào cùng một ngày và bán (đảo lại giao dịch) vào một ngày khác. Sự “hoán đổi” này là một cách để mượn một loại tiền tệ cho một thời gian bị giới hạn trong lúc từ bỏ việc sử dụng một loại tiền tệ khác cùng một lúc. Nói cách khác, đó là việc vay ngắn hạn một loại tiền tệ kết hợp với nợ ngắn hạn một khối lượng tiền tệ khác tương đương. Cả hai bên có thể, nếu muốn, tính lãi nhau tại tỷ lệ mỗi loại tiền tệ tiến hành giao dịch. Tuy nhiên, sẽ dễ dàng hơn cho bên có lãi tiền tệ cao hơn khi chỉ thanh toán lãi ròng chênh lệch với lãi đồng tiền còn lại. Tỷ giá hoán thường đổi biểu đạt chênh lệch lãi ròng này thông qua các điểm hơn là qua mức lãi suất.
Thể hiện các báo giá kỳ hạn bằng phần trăm
Các báo giá kỳ hạn cũng có thể được thể hiện dưới dạng độ lệch phần trăm mỗi năm từ tỷ giá giao ngay. Phương pháp báo giá này tạo điều kiện so sánh mức giá tăng thêm (premium) hoặc phí chiết khấu (discount) trên thị trường kỳ hạn với sự chênh lệch lãi suất. Tuy nhiên, phần trăm mức giá tăng thêm hoặc chiết khấu tùy thuộc vào tiền tệ nào là nội tệ:
Ngoại tệ/ Nội tệ | Nội tệ/ Ngoai tệ | |
Tỷ giá giao ngay | ¥105.65/$ | $0.009465215/¥ |
Kì hạn 3 tháng | ¥105.04/$ | $0.009520183/¥ |
Đối với báo giá theo đồng ngoại tệ (Cách báo gián tiếp). Khi giá ngoại tệ của đồng nội tệ được sử dụng, công thức tính sẽ trở thành như sau:
f ¥ = (Spot-Forward)/Forward ×360/n×100
Thay tỷ giá giao ngay và kỳ hạn ¥/$, số ngày kỳ hạn (90), ta có:
f ¥ = (105.65-105.04)/105.04 ×360/90×100 =+2.32% mỗi năm
Đây là dấu hiệu khả quan, cho thấy rằng đồng Yên kỳ hạn đang được bán tại mức giá tăng thêm 2.32% một năm trên đồng đô la.
Đối với báo giá theo đồng nội tệ (Cách báo trực tiếp). Khi giá nội tệ của một ngoại tệ được sử dụng, công thức tính sẽ trở thành như sau:
f ¥ = (Forward-Spot)/Spot ×360/n×100
Khi n là số ngày trong hợp đồng (n cũng có thể là số tháng, trong trường hợp tử số là 12). Thay tỷ giá giao ngay và kỳ hạn ¥/$, số ngày kỳ hạn (90), ta có:
f ¥ = (0.0095220183-0.009465215)/0.009465215 ×360/90×100 = +2.32% mỗi năm
Đây là dấu hiệu tích cực, chỉ ra rằng đồng Yên kỳ hạn đang được bán tại mức giá tăng thêm 2.32% một năm trên đồng đô la.
Thông tin của thị trường ngoại hối
Một điều rất quan trọng cho tất cả những người tham gia vào thị trường là biết giá “thời gian thực” và các tin tực sự kiện. Những nguồn cung cấp thông tin thương mại chính là
Moneyline Telerate, Reuters và Bloomberg. Những dịch vụ thương mại này đưa ra các màn hình dịch vụ dựa trên nền tảng máy tính ở tất cả các văn phòng của khách hàng của họ.
Tỷ giá hối đoái được báo giá trên toàn bộ các tạp chí lớn trên thế giới. Cách thức báo giá của báo The Wall Street Journal và Financial Times, 2 báo kinh doanh tiếng anh nổi tiếng thế giới, được trình bày ở Biểu đồ 6.6. Dù cho các báo giá của bảng Anh cho cùng một ngày nhưng chúng không giống nhau do các múi giờ khác nhau và các ngân hàng đã được điều tra về các báo giá.
The Wall Street Journal đưa ra các báo giá theo cách Mỹ với tựa đề “Đô la Mỹ tương đương” và theo cách Châu Âu với tựa “Tiền tệ trên mỗi đô la Mỹ”. Các báo giá cho 2 ngày kinh doanh vừa qua và được đưa ra một căn cứ công khai cho giao ngay, kì hạn 1, 3 và sáu tháng. Các tỷ giá hối đoái được báo giá là tỷ lệ giữa, trung bình của giá chào mua – chào bán. Các báo giá cho thương mại giữa các ngân hàng trong các khối lượng 1 triệu đô hoặc hơn, được báo giá vào lúc 4 giờ chiều theo giờ chuẩn phương Đông bởi Reuters và các nguồn khác. The Journal tuyên bố rằng các giao dịch bán lẻ cung cấp ít đơn vị ngoại tệ hơn trên một đô la.
Tờ Financial Times trình bày tỷ lệ giữa đóng cửa của ngày mới nhất, thêm vào sự thay đổi hoàn toàn ở tỷ lệ của ngày liền trước ngày đóng cửa. Tỉ giá kì hạn 1 tháng, 3 tháng và 1 năm được báo giá theo cách trực tiếp, đô la Mỹ trên một Bảng Anh. Tỷ lệ trong dấu ngoặc đơn bên cạnh “U.K” là tỷ giá giao ngay hiện tại của bảng Anh trên mỗi đô la Mỹ.
Biểu đồ 6.6 Các báo giá tỷ giá hối đoái của đô la Mỹ/ Bảng Anh của tờ Financial Press